Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đã nhận diện được giai đoạn thứ 4 và gọi đó là "đường xoắn của cái chết", Express đưa tin.
Bằng cách phân tích những con ruồi giấm già đi như thế nào, các nhà khoa học đã phát hiện được các con vật này đi vào giai đoạn thứ 4 của cuộc đời và từ đó có thể dự đoán khi nào con ruồi giấm sẽ chết với độ chính xác 80%.
Và các nhà khoa học tin rằng có thể tìm thấy giai đoạn tương tự ở con người.
Mãi tới những năm 1990, các nhà khoa học mới phát hiện ra giai đoạn cuối đời khi nhận diện thời kỳ chết dần. Ví dụ, họ nhận thấy, một người 90 tuổi cũng có nguy cơ ra đi như người 100 tuổi song vẫn không thể hiểu rõ tại sao lại như vậy.
Các chuyên gia hiện đang điều tra bí ẩn trên thì phát hiện được giai đoạn thứ 4 - điều mà trước đây họ chưa từng biết.
Giới khoa học thấy rằng, hai tuần trước khi một con ruồi giấm cái chết, khả năng sinh sản của nó giảm mạnh. Tiếp đó, họ tìm thấy điều tương tự ở ruồi giấm đực.
Các chuyên gia của Đại học California đã đi tới kết luận rằng, việc ruồi giấm cái đẻ trứng ở giai đoạn cuối đời sẽ tốn quá nhiều năng lượng của nó nên chúng sẽ không đẻ trứng 2 tuần trước khi chết.
Nhà nghiên cứu Laurence Mueller nói với BBC: "Tôi nhận thấy, nếu tách những con ruồi giấm cái sắp chết và so chúng với những con cái khác cùng độ tuổi thì kể từ ngày được tách, những con ruồi giấm chỉ sống vài tuần nữa có sự khác biệt về khả năng sinh sản".
Hiện, dù chưa rõ thông tin này có thể áp dụng cho con người hay không, song nhiều nghiên cứu khác đã xác nhận về sự hiện diện của "đường xoắn của cái chết" với nhiều loài vật khác. Tới giờ, các chuyên gia vẫn chưa áp dụng nghiên cứu trên với con người.
Tác giả bài viết: Hoài Linh