Người xưa bảo, không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp mà thôi. Người nay nói, không có phụ nữ xấu chỉ có phụ nữ không biết phẫu thuật thẩm mỹ mà thôi. Nói gì đi nữa, thẩm mỹ cũng là một cách để người phụ nữ tiệm cận với cái đẹp có thể bị tự nhiên bỏ bê.
Phụ nữ được tạo hóa ưu ái cho nhan sắc hơn người, tự nhiên đã có thêm một cơ hội trong đời sống. Khi nhan sắc nở rộ, khi đường cong nét khuất hiện rõ lên dáng hình thiếu nữ, đó là khi người phụ nữ bắt đầu thấy được sự ưu ái của người đời lên nhan sắc.
Ban đầu là những anh chàng vo ve tìm tới. Từ hảo hán giang hồ đến thư sinh chăm học. Ai cũng muốn được phục dưới chân người đẹp để phụng thờ. Vì người đẹp, nam tử hán sẵn sàng vượt qua cửa ải canh giữ nghiêm ngặt của bố nàng, có thể bất chấp thời gian coi thường tài sản để đổi lấy một nét vui trên môi nàng. Vì người đẹp, đàn ông có thể gật đầu cho là đúng nếu nàng chẳng may bảo trái đất hình vuông và quay hình zíc zắc.
Nhưng ở đời, không phải người phụ nữ nào cũng bám víu lấy nhan sắc để có chỗ đứng hay ung dung hưởng lợi. Họ coi đó như cái vỏ hình thức, người ta không chối bỏ vỏ hình thức bên ngoài, nhưng người ta không chỉ chăm chăm tô vẻ thêm hình thức mà bỏ bê sự bồi đắp bên trong.
Phụ nữ được tạo hóa ưu ái cho nhan sắc hơn người, tự nhiên đã có thêm một cơ hội trong đời sống. Khi nhan sắc nở rộ, khi đường cong nét khuất hiện rõ lên dáng hình thiếu nữ, đó là khi người phụ nữ bắt đầu thấy được sự ưu ái của người đời lên nhan sắc.
Ban đầu là những anh chàng vo ve tìm tới. Từ hảo hán giang hồ đến thư sinh chăm học. Ai cũng muốn được phục dưới chân người đẹp để phụng thờ. Vì người đẹp, nam tử hán sẵn sàng vượt qua cửa ải canh giữ nghiêm ngặt của bố nàng, có thể bất chấp thời gian coi thường tài sản để đổi lấy một nét vui trên môi nàng. Vì người đẹp, đàn ông có thể gật đầu cho là đúng nếu nàng chẳng may bảo trái đất hình vuông và quay hình zíc zắc.
Nhưng ở đời, không phải người phụ nữ nào cũng bám víu lấy nhan sắc để có chỗ đứng hay ung dung hưởng lợi. Họ coi đó như cái vỏ hình thức, người ta không chối bỏ vỏ hình thức bên ngoài, nhưng người ta không chỉ chăm chăm tô vẻ thêm hình thức mà bỏ bê sự bồi đắp bên trong.
Bởi thế xã hội vẫn có những người “tuy có nhan sắc nhưng lại học thức vô cùng”. Xã hội lại có những người bị gọi là: “Chân dài óc ngắn”, chao ôi là nhức nhối.
Người sỡ hữu nhan sắc không phải là cái tội. Cũng như con dao sắc bản thân nó không hề có tội, nó chỉ vô tình có tội khi ai đó dùng nó để gây nên tội ác. Cũng như thế, khi người phụ nữ biết sử dụng nhan sắc một cách hợp lý để rút ngắn đường đi của mình cũng không phải là điều gì đáng chê trách.
Năm nay, cùng một lúc người ta thấy có hai cuộc thi nhan sắc tầm cỡ cuộc gia theo rất sát nhau. Khi ở Miền Bắc, các người đẹp đang đua tranh trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, thì ở miền Nam 38 người đẹp cũng chuẩn bị bước vào vòng so đo khu vực miền Nam của cuộc thi Hoa hậu bản sắc Việt toàn cầu. Nhan sắc có cơ hội rõ ràng nhất là từ những cuộc thi đó.
Đêm bán kết phía Bắc của cuộc thi Hoa hậu Bản sắc Việt Toàn cầu, tôi ngồi giữa những người mẹ, người chị đưa con hoặc em mình đi thi. Người mẹ đã phải lếch thếch theo con từ Hải Phòng lên, thuê nhà ở gần nơi con tập luyện để được chăm chút cho con. Ấy thế nhưng, thay vì mong con vào được vòng sâu hơn thì người mẹ ấy chỉ não nề hi vọng: “Mong sao cho cháu nó trật để chứ đi vào vòng nữa tôi mệt mà cũng lo cho cháu nó lắm”, bà nói.
Cái lo của đấng sinh thành có cái lý của nó. Sinh con ra là một đứa con gái có nhan sắc, người phụ nữ cũng mát lòng hả dạ. Con gái lại học hành giỏi dang đỗ đạt ấy lại là hết đỗi tự hào. Nếu chẳng may con gái trở thành Hoa hậu hay một chức vị nào đó trong cuộc thi, không biết rồi giữa bao nhiêu thị phi con gái có giữ mình trước xô đẩy được không ?.
Nhưng con gái của người mẹ ấy cũng như bao nhiêu cô gái bước vào các cuộc thi nhan sắc thì rõ ràng coi đó là một cơ hội. Cơ hội để đưa nhan sắc của mình đến với nhiều người hơn, cơ hội để đi một con đường tắt đến thành công và sự nổi tiếng.
Chẳng thế mà một cô sinh viên trường Đại học Ngoại thương qua một cuộc thi mà trở thành Hoa hậu, được đại diện nhan sắc cho vẻ đẹp Việt. Bao nhiêu năm trôi qua, chiếc vương miện cô đội trên đầu đã phai màu thời gian, nhưng thị phi vây của cô vẫn chưa thể buông bỏ.
Hôm người đẹp bị lộ clip hút thuốc lá trong quán cà phê, có người gay gắt mắng nhiếc, lại có người tha thiết cảm thông. Họ cho rằng Hoa hậu cũng là người, cũng có những nhu cầu cá nhân không phạm vào pháp luật là được.
Đúng, Hoa hậu cũng là người, nhưng là người đặc biệt. Sự khắt khe của người đời không phải ở cái tên cô mang mà là ở danh hiệu cô đang được đặt lên. Khi người ta cho nhan sắc một cơ hội, khi nhan sắc đưa cô lên một tầng nấc của danh vọng, thì đổi lại cô phải chịu sự theo dõi và phát xét của những người tưởng chẳng có liên quan gì với nhau. Những người đó kết lại trở thành cộng đồng đông đảo.
Cơ hội của nhan sắc vì thế cũng là cơ hội của thị phi. Không đủ bản lĩnh để đối phó, không đủ hành trang để dự phòng ắt sẽ bị nó xoay mòng trong mớ bòng bong.
Tác giả bài viết: Hồ Viết Thịnh