Theo thống kê về chỉ số mối quan hệ con người tại Châu Á, Việt Nam được đánh giá là quốc gia ít tranh luận nhất. Xoay quanh chủ đề này, MC Lại Văn Sâm và nhà báo Phan Đăng đã cùng đàm luận về những nguyên nhân, thực trạng và giải pháp trong chương trình “Cà phê sáng với VTV3”.
Mối tương quan giữa hai nền giáo dục
Nhà báo Phan Đăng nhận định: “Nhìn chung, người phương Đông ít tranh luận hơn so với người phương Tây. Người phương Đông coi mình là một tiểu ngã, sống hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ngược lại, tại xã hội phương Tây, ngay từ thời kỳ phục Hưng đã chứng kiến sự lên ngôi của chủ nghĩa duy lý. Họ cho rằng con người phải được đặt trong thế đối chọi, chinh phục thiên nhiên. Từ đó, đặt ra những câu hỏi để giải mã thế giới và chính mình.
Việt Nam chúng ta là dân tộc phương Đông lúa nước. Chúng ta có hai đặc điểm nổi trội. Thứ nhất là sự duy tình, đặt cảm xúc lên trên lý lẽ. Trong khi đó, tranh luận cần phải có lý lẽ. Đặc tính thứ hai là tính tập thể. Số đông bảo đúng là đúng. Số đông bảo sai là sai. Phép vua thua lệ làng. Chính chúng ta đã hủy diệt tư duy tranh luận”.
MC Lại Văn Sâm tiếp lời: “Chúng ta có danh hiệu con ngoan, trò giỏi. Nhưng bây giờ cũng cần phải cân nhắc thế nào là ngoan, thế nào là giỏi. Tôi còn nhớ năm học lớp 9 tại trường Hùng Vương, Phú Thọ. Hồi đó tôi học toán rất tốt. Trong một lần tranh luận, thầy giáo dạy toán đã cầm thước kẻ đuổi tôi, nhưng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Tôi cứ chạy, ông đuổi để vụt và ép tôi phải nghe theo đáp án của ông. Từ đó về sau, tôi sợ và không còn dám nêu ra ý kiến nữa”.
Nhà báo Phan Đăng đồng tình với quan điểm này. Anh cho biết: “Một nền giáo dục đúng sẽ cho phép đứa trẻ được mắc sai lầm. Nếu ngay từ đầu đã bắt chúng đi theo quy chuẩn, thì chúng sẽ trở thành những con vẹt”.
Ở Phương Đông, giáo dục không dẫn đến sự hoài nghi. Khổng Tử nói, Mạnh Tử nói, Tôn Tử nói. Họ nói gì là học sinh ghi thế. Bản chất giáo dục cổ điển đã khác nhau, lý giải nguyên nhân người phương Tây tranh luận nhiều".
Hiểu thế nào về văn hóa tranh luận?
Nhà báo Phan Đăng cho rằng khi tranh luận, chỉ nên tập trung vào tính chuyên môn của chủ đề, tuyệt đối không mang chuyện cá nhân để bình phẩm, phán xét. Đó chính là văn hóa tranh luận. Tuy nhiên, người phương Đông thường luận bàn đến vấn đề cá nhân khi cảm thấy "bí" về mặt lý lẽ.
Tiếp đến, tại Việt Nam, việc tranh luận dễ dẫn đến mâu thuẫn cá nhân, chia rẽ tình cảm bạn bè. Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến mọi người ngại phản biện, nêu ý kiến cá nhân.
MC Lại Văn Sâm cho biết: "Mỗi người đều có tính sĩ diện. Mình có thể không thừa nhận lỗi sai, vì cái tôi cá nhân, nhưng tuyệt đối không nên cay cú. Điều đó khiến người khác nghĩ mình bảo thủ, cực đoan".
Khép lại chương trình, nhà báo Phan Đăng cho biết: "Xét cho cùng, cấu tạo của mọi vật chất trên đời này đều là động. Chỗ nào có sự vận động, chỗ đó còn phát triển và thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải đặt những câu hỏi phản biện. Nếu chúng ta coi chúng như một sự im lặng vĩnh cửu và không bao giờ tranh luận, hoài nghi, đặt câu hỏi, tức là chúng ta đang giết sự phát triển của chính chúng ta".
Mối tương quan giữa hai nền giáo dục
Nhà báo Phan Đăng nhận định: “Nhìn chung, người phương Đông ít tranh luận hơn so với người phương Tây. Người phương Đông coi mình là một tiểu ngã, sống hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ngược lại, tại xã hội phương Tây, ngay từ thời kỳ phục Hưng đã chứng kiến sự lên ngôi của chủ nghĩa duy lý. Họ cho rằng con người phải được đặt trong thế đối chọi, chinh phục thiên nhiên. Từ đó, đặt ra những câu hỏi để giải mã thế giới và chính mình.
MC Lại Văn Sâm và nhà báo Phan Đăng bàn luận về "bệnh" ngại tranh luận
Việt Nam chúng ta là dân tộc phương Đông lúa nước. Chúng ta có hai đặc điểm nổi trội. Thứ nhất là sự duy tình, đặt cảm xúc lên trên lý lẽ. Trong khi đó, tranh luận cần phải có lý lẽ. Đặc tính thứ hai là tính tập thể. Số đông bảo đúng là đúng. Số đông bảo sai là sai. Phép vua thua lệ làng. Chính chúng ta đã hủy diệt tư duy tranh luận”.
MC Lại Văn Sâm tiếp lời: “Chúng ta có danh hiệu con ngoan, trò giỏi. Nhưng bây giờ cũng cần phải cân nhắc thế nào là ngoan, thế nào là giỏi. Tôi còn nhớ năm học lớp 9 tại trường Hùng Vương, Phú Thọ. Hồi đó tôi học toán rất tốt. Trong một lần tranh luận, thầy giáo dạy toán đã cầm thước kẻ đuổi tôi, nhưng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Tôi cứ chạy, ông đuổi để vụt và ép tôi phải nghe theo đáp án của ông. Từ đó về sau, tôi sợ và không còn dám nêu ra ý kiến nữa”.
Nhà báo Phan Đăng đồng tình với quan điểm này. Anh cho biết: “Một nền giáo dục đúng sẽ cho phép đứa trẻ được mắc sai lầm. Nếu ngay từ đầu đã bắt chúng đi theo quy chuẩn, thì chúng sẽ trở thành những con vẹt”.
Nhà báo Phan Đăng đưa ra lý giải xung quanh chủ đề "Người Việt Nam ngại tranh luận"
Anh nhận định: "Ở phương Tây, những thành bang Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những nhóm học thuật đề cao tinh thần tranh luận trong giáo dục. Như Socrates, ông thể hiện quan điểm triết học của mình bằng việc đặt ra những câu hỏi, tìm lời giải đáp. Từ những câu hỏi, giải đáp, tranh luận đó, rút ra chân lý. Đến thời của Descartes, ông đưa ra một phép hoài nghi biện chứng. Ở Phương Đông, giáo dục không dẫn đến sự hoài nghi. Khổng Tử nói, Mạnh Tử nói, Tôn Tử nói. Họ nói gì là học sinh ghi thế. Bản chất giáo dục cổ điển đã khác nhau, lý giải nguyên nhân người phương Tây tranh luận nhiều".
Hiểu thế nào về văn hóa tranh luận?
Nhà báo Phan Đăng cho rằng khi tranh luận, chỉ nên tập trung vào tính chuyên môn của chủ đề, tuyệt đối không mang chuyện cá nhân để bình phẩm, phán xét. Đó chính là văn hóa tranh luận. Tuy nhiên, người phương Đông thường luận bàn đến vấn đề cá nhân khi cảm thấy "bí" về mặt lý lẽ.
Tiếp đến, tại Việt Nam, việc tranh luận dễ dẫn đến mâu thuẫn cá nhân, chia rẽ tình cảm bạn bè. Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến mọi người ngại phản biện, nêu ý kiến cá nhân.
MC Lại Văn Sâm cho biết: "Mỗi người đều có tính sĩ diện. Mình có thể không thừa nhận lỗi sai, vì cái tôi cá nhân, nhưng tuyệt đối không nên cay cú. Điều đó khiến người khác nghĩ mình bảo thủ, cực đoan".
Khép lại chương trình, nhà báo Phan Đăng cho biết: "Xét cho cùng, cấu tạo của mọi vật chất trên đời này đều là động. Chỗ nào có sự vận động, chỗ đó còn phát triển và thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải đặt những câu hỏi phản biện. Nếu chúng ta coi chúng như một sự im lặng vĩnh cửu và không bao giờ tranh luận, hoài nghi, đặt câu hỏi, tức là chúng ta đang giết sự phát triển của chính chúng ta".
Tác giả bài viết: Dương Di
Nguồn tin: