1. Buổi sáng, đang bận tối mắt với các nhân viên thì anh Thịnh lại bị vợ cuống quýt gọi điện nhờ... chạy xuống Bình Dương lấy tiền. Nghe nói số tiền đến hơn trăm triệu, lại “cần gấp trong hôm nay”, anh muốn... té ngửa. Vợ anh làm giáo viên, anh trầy trật kinh doanh, lại nuôi hai con nhỏ, làm gì có khoản thu chi nào lên đến trăm mấy triệu.
Việc gấp, lại bị chồng hỏi dồn, chị Phúc đành thú nhận, chị đã thử kinh doanh mỹ phẩm trong thời gian ở cữ, thấy có tiềm năng nên quyết định đầu tư lâu dài. Do vợ chồng chưa có khoản tích lũy nào cho chuyện “bất tử nổi hứng kinh doanh”, chị đã mượn anh trai một phần vốn.
Hôm nay đến hẹn thanh toán với bạn hàng, người anh từ Bình Phước mang tiền xuống đến Bình Dương thì xe máy bị hỏng, phải quay về trong ngày để giải quyết việc nhà. Giữa lúc cấp bách, chị quýnh quáng gọi chồng “ứng cứu”. Suốt ngày hôm đó, đầu óc anh Thịnh cứ quanh quẩn cuộc gọi của vợ.
Thương vợ, anh chưa bao giờ từ chối chị chuyện gì, nhất là khi chị đang luống cuống, lo lắng như lúc này. Sáng nay, “phá lệ” anh đã nhờ một nhân viên tin cậy đi giải quyết việc cho vợ, nhưng vẫn thấy bứt rứt không yên. Chiều muộn trở về, Thịnh thấy nhà cửa vắng vẻ. Nhận ra mấy đứa học trò đang ngồi chờ vào ca học thêm, anh đoán chắc vợ sắp về. Xuống nhà sau, anh lại thấy bếp núc lạnh lẽo, tủ lạnh cũng trống trơn.
Anh đang ngơ ngác chưa biết đã xảy ra chuyện gì thì chị về đến. Thả hai đứa con xuống, chị đi thẳng vào phòng dạy học. Hai đứa con níu áo bố, ríu rít kể chuyện được đi ăn gà nướng, bánh pizza. Anh ngồi yên, bực tức với bữa chiều quán xá qua lời kể của con. Chị luôn vậy. Cứ dăm bữa là vợ chồng lại một lần cãi nhau vì chuyện chị cho con ăn thức ăn nhanh.
Ra đầu ngõ ăn vội tô hủ tíu, anh quay về nhà thì lớp học đã vãn. Chị Phúc đang cầm điện thoại, hớn hở kể chuyện kinh doanh với một người bạn. Chị hào hứng với bao chi tiết gay cấn, nào là “lúc quyết định đầu tư”, “tìm vốn”, nào là khi “kiếm được nguồn hàng giá tốt”, rồi cả “chọn đối tác giao hàng”... Anh nghe vợ huyên thuyên qua điện thoại, lặng lẽ xâu chuỗi lại những chuyện “lạ đời” đã xảy ra những ngày qua trong nhà.
Thường thì tất cả những “chuyện lớn trong ngày” gần như anh chỉ được biết từ những lần nghe vợ nói chuyện điện thoại, hoặc khi “chuyện lớn” gặp sự cố như sáng nay. Lâu lắm rồi vợ chồng không bàn bạc bất kỳ vấn đề gì. Riêng việc ăn uống, trừ khi thỉnh thoảng chị cao hứng nấu ăn, còn lại là vô số những bữa cơm hàng cháo chợ.
Nhiều lúc tan làm sớm, lại biết nhà không có cơm, anh ghé chợ mua một ít thức ăn về lại thấy nhà cửa vắng hoe, mấy mẹ con đã ra ăn quán. Còn những buổi chiều muộn, mấy mẹ con đã no nê về nhà, anh mới một mình lầm lũi đi ăn thì nhiều vô số kể.
2. Vợ chồng chị Sang vừa mua được căn nhà đầu tiên, mẹ chồng ngoài quê đã vội đi coi ngày giờ, bày vẽ những chuyện cúng kiếng. Ngày dọn về nhà mới, chị Sang còn đang xem lá thư ghi rõ trình tự cúng kiếng và bài cúng của mẹ chồng gửi thì chị chồng đã tranh lấy, rồi vừa đọc, vừa thực hiện theo hướng dẫn.
Nhà có hai chị em ở thành phố, mỗi lần có chuyện, từ con ốm đau cho đến việc thuê mặt bằng làm ăn của anh Tiến (chồng chị Sang), chị chồng đều nhiệt tình giúp đỡ. Chị Sang hiền lành, siêng năng nhưng hơi chậm chạp. Vừa cưới xong chị đã mang bầu, lại sinh liên tiếp hai đứa con, nên bốn năm qua gần như chị không làm gì ra tiền, kinh tế gia đình chỉ trông vào anh Tiến.
Cứ mỗi lần vợ chồng bất ổn về công việc hay tài chính, là cả nhà anh... xúm lại bàn tính, giải quyết. Có hôm, đứa con đầu sốt cao, chị đang luống cuống chưa biết phải làm gì thì mẹ chồng đã gọi vào “chỉ đạo” đưa gấp đi bệnh viện. Mới đây, khu nhà trọ xuống cấp, nước ngập, tường ẩm thấp, chị vừa mở lời định “chuyển đi nơi khác”, anh Tiến đã gọi về nhà... xin ý kiến. Quyết định mua nhà xuất phát từ đó. Ngay sáng sớm hôm sau, đã thấy chị chồng xuất hiện, chuẩn bị cùng anh Tiến... đi xem nhà.
Khoản tiền vợ chồng còn thiếu khi mua nhà cũng được nhà chồng giải quyết. Lần nào chị Sang mở lời thắc mắc chuyện này, anh Tiến lại xua tay: “Em khỏi lo!”. Khắp xóm trọ ai cũng cho là chị Sang “có phước”, “nhàn hạ”, nhưng là người “trong chăn” chị Sang thấy mình như đang “ở ké” trong chính cái tổ ấm mang tiếng là của mình.
Con bệnh - anh gọi mẹ, chọn trường cho con - anh gọi chị, tính toán làm ăn - anh bàn bạc với gia đình anh và... bạn nhậu. Bất kỳ chuyện gì chị động tay vào, dù là nhỏ nhặt, anh cũng đều “báo cáo” lại với mẹ để hỏi ý. Riết rồi ngay đến chị cũng không còn tin là mình đủ khả năng để tham gia giải quyết cùng chồng những chuyện riêng trong cuộc sống của anh chị.
3. Hiền quá, chậm chạp quá, hay thờ ơ quá, xa cách quá, ít gắn bó quá; đều có thể trở thành nguyên nhân để người ta trở nên... “vô hình” trong chính nơi chốn lẽ ra là gần gũi nhất với mình, là của mình. “Vô hình” đôi khi chỉ là do… thói quen, hình thành khi người ta thụ động, phó mặc mọi diễn biến trong đời sống hôn nhân cho người phối ngẫu.
Nhịp sống gia đình cứ tự nhiên chuyển động mỗi ngày, như một guồng quay vô tận với bao tình huống không ngừng theo nhau xuất hiện, không ngừng buộc phải giải quyết, bất chấp sự... không-có-mặt-người- ấy. Để rồi, người ấy dần bị “rơi” ra khỏi quy trình. Đến một lúc nào đó, mọi nỗ lực tiếp cận trở lại cái guồng quay ấy cứ bị bật tung ra, biến người đó thành “kẻ xa lạ” ngay trong chính mái ấm của họ.
Như chị Sang, trong cái buổi háo hức cùng chồng đi tìm mua nhà, đã phải ấm ức ghìm giữ những mong muốn riêng, trơ mắt nhìn anh gọi điện cùng khắp để... xin ý kiến. Thật ra, sự vô hình ấy chẳng phải bắt nguồn từ sự hiền lành, thiếu hiểu biết, hay sự xa cách về địa lý mà xuất phát từ chính sự thiếu kết nối, thiếu thiện chí; từ những lần “vắng mặt” khi hữu sự - dù người ta vẫn đang hiện hữu ngay tại đó.
Nó cũng đến cả từ những khi người ta bắt đầu thỏa hiệp, buông xuôi, im lặng trước những diễn biến đơn phương của người phối ngẫu; hoặc khi người ta ngừng tôn trọng, ngừng bàn bạc, chia sẻ với bạn đời. Để rồi chính khi “bào mòn” vai trò của đối phương, người ta lại trở nên cô độc.
Khi rời bỏ vị trí, đánh mất “tiếng nói” của mình trong hôn nhân; người ta trở nên lạc lõng, xa cách và bắt đầu thấy “nhạt nhẽo”, “vô vị”, “nhàm chán” khi ở bên nhau, có khi bùng nổ những ức chế, mặc cảm thành những “phản ứng vô cớ”, “khó hiểu”. Khi đó, nếu người trong cuộc không nhận ra để hiểu cho người kia, để điều chỉnh lại mà “cùng làm”, “cùng vui”, “cùng buồn khổ”, “cùng thăng hoa”... thì hôn nhân chắc chắn sẽ chết mòn.
Việc gấp, lại bị chồng hỏi dồn, chị Phúc đành thú nhận, chị đã thử kinh doanh mỹ phẩm trong thời gian ở cữ, thấy có tiềm năng nên quyết định đầu tư lâu dài. Do vợ chồng chưa có khoản tích lũy nào cho chuyện “bất tử nổi hứng kinh doanh”, chị đã mượn anh trai một phần vốn.
Hôm nay đến hẹn thanh toán với bạn hàng, người anh từ Bình Phước mang tiền xuống đến Bình Dương thì xe máy bị hỏng, phải quay về trong ngày để giải quyết việc nhà. Giữa lúc cấp bách, chị quýnh quáng gọi chồng “ứng cứu”. Suốt ngày hôm đó, đầu óc anh Thịnh cứ quanh quẩn cuộc gọi của vợ.
Thương vợ, anh chưa bao giờ từ chối chị chuyện gì, nhất là khi chị đang luống cuống, lo lắng như lúc này. Sáng nay, “phá lệ” anh đã nhờ một nhân viên tin cậy đi giải quyết việc cho vợ, nhưng vẫn thấy bứt rứt không yên. Chiều muộn trở về, Thịnh thấy nhà cửa vắng vẻ. Nhận ra mấy đứa học trò đang ngồi chờ vào ca học thêm, anh đoán chắc vợ sắp về. Xuống nhà sau, anh lại thấy bếp núc lạnh lẽo, tủ lạnh cũng trống trơn.
Anh đang ngơ ngác chưa biết đã xảy ra chuyện gì thì chị về đến. Thả hai đứa con xuống, chị đi thẳng vào phòng dạy học. Hai đứa con níu áo bố, ríu rít kể chuyện được đi ăn gà nướng, bánh pizza. Anh ngồi yên, bực tức với bữa chiều quán xá qua lời kể của con. Chị luôn vậy. Cứ dăm bữa là vợ chồng lại một lần cãi nhau vì chuyện chị cho con ăn thức ăn nhanh.
Ra đầu ngõ ăn vội tô hủ tíu, anh quay về nhà thì lớp học đã vãn. Chị Phúc đang cầm điện thoại, hớn hở kể chuyện kinh doanh với một người bạn. Chị hào hứng với bao chi tiết gay cấn, nào là “lúc quyết định đầu tư”, “tìm vốn”, nào là khi “kiếm được nguồn hàng giá tốt”, rồi cả “chọn đối tác giao hàng”... Anh nghe vợ huyên thuyên qua điện thoại, lặng lẽ xâu chuỗi lại những chuyện “lạ đời” đã xảy ra những ngày qua trong nhà.
Thường thì tất cả những “chuyện lớn trong ngày” gần như anh chỉ được biết từ những lần nghe vợ nói chuyện điện thoại, hoặc khi “chuyện lớn” gặp sự cố như sáng nay. Lâu lắm rồi vợ chồng không bàn bạc bất kỳ vấn đề gì. Riêng việc ăn uống, trừ khi thỉnh thoảng chị cao hứng nấu ăn, còn lại là vô số những bữa cơm hàng cháo chợ.
Nhiều lúc tan làm sớm, lại biết nhà không có cơm, anh ghé chợ mua một ít thức ăn về lại thấy nhà cửa vắng hoe, mấy mẹ con đã ra ăn quán. Còn những buổi chiều muộn, mấy mẹ con đã no nê về nhà, anh mới một mình lầm lũi đi ăn thì nhiều vô số kể.
2. Vợ chồng chị Sang vừa mua được căn nhà đầu tiên, mẹ chồng ngoài quê đã vội đi coi ngày giờ, bày vẽ những chuyện cúng kiếng. Ngày dọn về nhà mới, chị Sang còn đang xem lá thư ghi rõ trình tự cúng kiếng và bài cúng của mẹ chồng gửi thì chị chồng đã tranh lấy, rồi vừa đọc, vừa thực hiện theo hướng dẫn.
Nhà có hai chị em ở thành phố, mỗi lần có chuyện, từ con ốm đau cho đến việc thuê mặt bằng làm ăn của anh Tiến (chồng chị Sang), chị chồng đều nhiệt tình giúp đỡ. Chị Sang hiền lành, siêng năng nhưng hơi chậm chạp. Vừa cưới xong chị đã mang bầu, lại sinh liên tiếp hai đứa con, nên bốn năm qua gần như chị không làm gì ra tiền, kinh tế gia đình chỉ trông vào anh Tiến.
Cứ mỗi lần vợ chồng bất ổn về công việc hay tài chính, là cả nhà anh... xúm lại bàn tính, giải quyết. Có hôm, đứa con đầu sốt cao, chị đang luống cuống chưa biết phải làm gì thì mẹ chồng đã gọi vào “chỉ đạo” đưa gấp đi bệnh viện. Mới đây, khu nhà trọ xuống cấp, nước ngập, tường ẩm thấp, chị vừa mở lời định “chuyển đi nơi khác”, anh Tiến đã gọi về nhà... xin ý kiến. Quyết định mua nhà xuất phát từ đó. Ngay sáng sớm hôm sau, đã thấy chị chồng xuất hiện, chuẩn bị cùng anh Tiến... đi xem nhà.
Khoản tiền vợ chồng còn thiếu khi mua nhà cũng được nhà chồng giải quyết. Lần nào chị Sang mở lời thắc mắc chuyện này, anh Tiến lại xua tay: “Em khỏi lo!”. Khắp xóm trọ ai cũng cho là chị Sang “có phước”, “nhàn hạ”, nhưng là người “trong chăn” chị Sang thấy mình như đang “ở ké” trong chính cái tổ ấm mang tiếng là của mình.
Con bệnh - anh gọi mẹ, chọn trường cho con - anh gọi chị, tính toán làm ăn - anh bàn bạc với gia đình anh và... bạn nhậu. Bất kỳ chuyện gì chị động tay vào, dù là nhỏ nhặt, anh cũng đều “báo cáo” lại với mẹ để hỏi ý. Riết rồi ngay đến chị cũng không còn tin là mình đủ khả năng để tham gia giải quyết cùng chồng những chuyện riêng trong cuộc sống của anh chị.
3. Hiền quá, chậm chạp quá, hay thờ ơ quá, xa cách quá, ít gắn bó quá; đều có thể trở thành nguyên nhân để người ta trở nên... “vô hình” trong chính nơi chốn lẽ ra là gần gũi nhất với mình, là của mình. “Vô hình” đôi khi chỉ là do… thói quen, hình thành khi người ta thụ động, phó mặc mọi diễn biến trong đời sống hôn nhân cho người phối ngẫu.
Nhịp sống gia đình cứ tự nhiên chuyển động mỗi ngày, như một guồng quay vô tận với bao tình huống không ngừng theo nhau xuất hiện, không ngừng buộc phải giải quyết, bất chấp sự... không-có-mặt-người- ấy. Để rồi, người ấy dần bị “rơi” ra khỏi quy trình. Đến một lúc nào đó, mọi nỗ lực tiếp cận trở lại cái guồng quay ấy cứ bị bật tung ra, biến người đó thành “kẻ xa lạ” ngay trong chính mái ấm của họ.
Như chị Sang, trong cái buổi háo hức cùng chồng đi tìm mua nhà, đã phải ấm ức ghìm giữ những mong muốn riêng, trơ mắt nhìn anh gọi điện cùng khắp để... xin ý kiến. Thật ra, sự vô hình ấy chẳng phải bắt nguồn từ sự hiền lành, thiếu hiểu biết, hay sự xa cách về địa lý mà xuất phát từ chính sự thiếu kết nối, thiếu thiện chí; từ những lần “vắng mặt” khi hữu sự - dù người ta vẫn đang hiện hữu ngay tại đó.
Nó cũng đến cả từ những khi người ta bắt đầu thỏa hiệp, buông xuôi, im lặng trước những diễn biến đơn phương của người phối ngẫu; hoặc khi người ta ngừng tôn trọng, ngừng bàn bạc, chia sẻ với bạn đời. Để rồi chính khi “bào mòn” vai trò của đối phương, người ta lại trở nên cô độc.
Khi rời bỏ vị trí, đánh mất “tiếng nói” của mình trong hôn nhân; người ta trở nên lạc lõng, xa cách và bắt đầu thấy “nhạt nhẽo”, “vô vị”, “nhàm chán” khi ở bên nhau, có khi bùng nổ những ức chế, mặc cảm thành những “phản ứng vô cớ”, “khó hiểu”. Khi đó, nếu người trong cuộc không nhận ra để hiểu cho người kia, để điều chỉnh lại mà “cùng làm”, “cùng vui”, “cùng buồn khổ”, “cùng thăng hoa”... thì hôn nhân chắc chắn sẽ chết mòn.
Tác giả bài viết: Hạ Mây
Nguồn tin: