Mấy ngay nay, chuyện bát canh cua nấu với rau gì khiến dân tình xôn xao. Bài viết này không bàn về chuyện bản chất của gameshow là mua vui, tìm sự hấp dẫn. Bài viết này chỉ dành cho những ai đang tin rằng kiếm 40 triệu một tháng mới là quan trọng, mới là giỏi, mới là kiến thức thực sự, còn canh cua nấu với rau gì chỉ là thứ vô dụng. Có thể nhiều bạn nghe qua sẽ muốn lật bàn, nhưng tin tôi đi, sống kiểu đó hạn hẹp lắm. Đừng gói cuộc đời trong những tờ tiền giấy!
Cái gọi là kiến thức, không chỉ nằm bên trong cánh cửa công sở!
Trong câu chuyện về bát canh cua, có thể thấy nhiều người nhầm lẫn về thế nào là kiến thức. Sự hiểu biết bao gồm kiến thức chuyên môn, để bạn làm tốt công việc của mình, nhưng sự hiểu biết cũng có một tập con rất quan trọng khác, là kiến thức thường thức, để bạn làm chủ và sống tốt cuộc đời của mình.
Thực ra, hiểu biết nào cũng là quan trọng cả. Yếu kém chuyên môn, bạn không kiếm được nhiều tiền, công việc bấp bênh, năng lực không được công nhận. Thường thức về xã hội kém, bạn sống một cuộc sống không chất lượng.
Nhưng người ta luôn cảm thấy cái chuyên môn nó quan trọng hơn cả, vì đồng tiền là cái bạn cần mỗi ngày, là cái đo lường được liền, là cái nhìn được ngay trước mắt. Kiếm được nhiều hay ít thì bữa trưa hôm nay là nhà hàng hay cơm hộp, tháng này no hay đói, đã hiển hiện rành rành.
Chuyên môn là cái mà người khác đánh giá về bạn, thường thức là cái bạn tự trải nghiệm cho mình. Chuyên môn là cái mà bạn được người khác nhắc nhở hàng ngày, thông qua điểm số thầy cô cho, thông qua mức lương người ta trả, thông qua lời ngợi khen hay quát mắng của sếp. Nó là cái gì rất bức bối và thường trực, thành ra nó luôn có vẻ rất quan trọng và nhiều khi là tất cả!
Còn thường thức, chúng là những cái rất tự thân. Bạn càng hiểu biết nhiều, bạn càng tự chủ hơn, sống tốt hơn, phản biện tốt hơn, nhân sinh quan tiến bộ hơn.
Tưởng tượng thế này, có ba người ăn cùng một bát canh. Có người chả cần biết mình đang nuốt cái gì, đơn giản là một chén canh đi cùng dĩa cơm văn phòng, cứ nuốt vội rồi đi. Có người biết đây là canh cua, còn rau gì thì mặc kệ, có biết cũng không kiếm thêm được đồng nào. Có người gật gù, vừa ăn vừa cảm nhận rằng rau đay rất ngộ, nó cứng sờn mà khi nấu với canh cua thì lại mềm hơn, rồi họ nói thêm, thực ra, canh cua cũng có thể nấu với mồng tơi đấy, ngon xuất sắc! Nhưng rốt cuộc thì những cảm xúc đó là những giá trị rất vô hình, chẳng phải bát canh cũng vào mồm cả ba người đấy sao? Nên người ta thấy chúng chả quan trọng, nhiều người sống cả đời cũng không cần đến.
Năm 2016 này, Việt Nam hứng chịu cơn hạn hán lớn nhất trong suốt 100 năm qua, nhiều tỉnh thành bị xâm nhập mặn nghiêm trọng, nhưng El Nino là gì (nguyên nhân lớn bên cạnh những vấn đề liên quan đến sông Mekong) thì vẫn là chuyện ất ơ xa xôi với nhiều người. Có lẽ khi ấy, người ta bận đi quan tâm đến bầu cử nước Mỹ. Hoặc người ta còn bận chê trách người khác sống quá vô cảm, thờ ơ.
Tôi không có ý muốn nói rằng, canh cua rau đay hay El Nino là cái gì quan trọng và ghê gớm lắm, đừng chuyển ý như thế! Thực ra, tôi đã từng là một người không biết đến cả trái chùm ruột! Bạn tôi, giám đốc mỹ thuật của một tờ báo lớn, không biết rằng công nương Diana của nước Anh đã mất. Những thứ ấy thì muôn trùng, trời ơi nghe cả đời cũng còn chưa hết! Nhưng đừng xem thường kiến thức thường thức. Cái gì chưa biết, thì nghe, thì học. Đừng gói cuộc đời mình trong những tờ tiền giấy, rồi xem đó là tất cả!
Nhưng thường thức ấy, đừng xem xét chúng một mình, cũng không hối thúc chúng được đâu!
Ngày trước, vào cái lúc bị cười chê vì không biết trái chùm ruột, tôi cũng đã từng ấm ức. Biết cái đó để được gì? Tôi làm chuyên môn tốt là được mà? Tiền tôi kiếm ra, chả có đồng nào đến từ chuyện biết được chùm ruột là gì cả! Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta dễ tưởng kiếm ra được tiền, trả được một bữa ăn ngon, thuê được căn phòng khách sạn 5 sao, bay đến những đất nước xa xôi để mua sắm, thì đã là "cuộc sống chất lượng" rồi. Nhưng khi trưởng thành hơn, tôi hiểu ra đó không phải là tất cả, và giá trị của cuộc sống cũng không nằm trên mệnh giá đồng tiền.
Nhưng tôi không chê trách gì cô bạn kĩ sư tham gia gameshow cả, vì tôi hiểu những kiến thức thường thức ấy, không thể hối thúc chúng được đâu!
Kiến thức thường thức sẽ đến cùng với những nhu cầu, quan tâm của bạn trong cuộc sống này. Người trẻ bây giờ khác xưa. Ngày xưa 15-16 tuổi là lấy chồng, nấu cơm, chăm em, đẻ con, thành thử canh cua nấu với rau đay, ai cũng biết. Bây giờ, thậm chí 25-26 tuổi, người ta vẫn thích ăn ngoài, nấu nướng làm chi cho mệt, thành thử canh cua là gì, rau đay là gì, người ta cũng chả quan tâm. Nhưng khi trưởng thành hơn, nhận thức cao hơn, bạn bắt đầu quan tâm đến chất lượng cuộc sống, phong cách sống, tự nhiên bạn sẽ muốn chăm sóc sức khỏe, muốn nấu những bữa cơm nhà, chú ý tới những gì mình bỏ vào mồm, lúc đó bạn sẽ biết canh cua nấu với cái gì thì chuẩn.
Chỉ có điều, đừng xem thường thường thức, và cũng đừng sống trơn tuột mà không bao giờ tiến đến được thời điểm tỉnh thức!
Thêm một điều quan trọng nữa, thường thức nếu đứng riêng mình nó, đúng thật là lắm khi chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng muôn trùng lắm, biết cả triệu thứ mà không biết là mình biết để làm gì, thì cũng thành ra vô dụng! Ví dụ như, biết El Nino là gì, mà không gom thêm được thành một tập hợp kiến thức về biến đổi khí hậu, bản thân mình có thể làm gì, hoặc không nên làm gì, thì cũng là kiểu hiểu biết dở dở ương ương, chả mang đến lợi ích gì.
Thường thức chỉ có ý nghĩa khi mà chúng đến cùng với phong cách sống, là khi bạn gom được thường thức vào cùng một tập hợp lifestyle và thực sự khiến chúng có ích cho bản thân. Ví dụ như, biết rằng canh cua nấu với rau gì thì ngon là vì 1) bạn quan tâm đến chất lượng ẩm thực, đến việc ăn ngon, rau đay nấu với canh cua thì sẽ trở nên mềm nhất, ngon nhất!, còn không thì là vì 2) bạn quan tâm đến sức khỏe, đến từng món ăn mà bạn cho vào mồm, bạn muốn biết rõ nó là cái gì, mang đến những nguồn vitamin gì, cái gì phải kết hợp với cái gì trong cùng một món ăn.
Chúng ta thường sống sai ở cái chỗ nghĩ rằng thành công tức là kiếm được một đống tiền, cũng có nghĩa là đời sống chuyên môn là tất cả. Không phải, bạn càng hiểu biết, càng thấy rằng công việc chỉ là một nửa cuộc đời. Một nửa còn lại, chính là hiểu rõ về cách mà bạn đang sống một ngày hôm nay như thế nào, mình ăn cái gì, uống cái gì, đi bao nhiêu bước chân, tập trung vào hơi thở được bao lâu, đi ngủ lúc mấy giờ. Chính là những thứ mà có thể ngày hôm qua bạn còn nghĩ nó chẳng có chút ý nghĩa nào cả!
Tokyo năm 2011, thời điểm trận động đất lớn nhất từng xảy ra ở Nhật Bản, khi mà tàu điện ngưng đưa bạn từ nhà đến công sở, 3G ngừng đưa bạn đến google map, rất nhiều người dân ngơ ngác không phải vì thiên tai thảm họa, mà là vì… họ không biết đường về nhà. Nghe qua cứ tưởng là chuyện đùa!
Nhưng hãy hình dung nếu ngày hôm nay, trong câu chuyện này, bạn lớn tiếng cho rằng lương tháng 40 triệu là đủ rồi, việc quái gì cần phải biết canh cua nấu với cái khỉ gì, thì một ngày nào đó bạn có thể chính là hình ảnh nhiều người Nhật giữa trận động đất năm ấy, hằng ngày chỉ biết đến cuộc đời cắm mặt lao đến công ty và nhặt tiền vào túi, nhưng ngay khi mà tàu điện và internet tê liệt, ngay khi công sở đóng sập cửa, bạn sẽ nhìn thấy một phần cuộc đời rất quan trọng khác mà bạn thì không biết phải làm sao để tồn tại.
Cái gọi là kiến thức, không chỉ nằm bên trong cánh cửa công sở!
Trong câu chuyện về bát canh cua, có thể thấy nhiều người nhầm lẫn về thế nào là kiến thức. Sự hiểu biết bao gồm kiến thức chuyên môn, để bạn làm tốt công việc của mình, nhưng sự hiểu biết cũng có một tập con rất quan trọng khác, là kiến thức thường thức, để bạn làm chủ và sống tốt cuộc đời của mình.
Thực ra, hiểu biết nào cũng là quan trọng cả. Yếu kém chuyên môn, bạn không kiếm được nhiều tiền, công việc bấp bênh, năng lực không được công nhận. Thường thức về xã hội kém, bạn sống một cuộc sống không chất lượng.
Nhưng người ta luôn cảm thấy cái chuyên môn nó quan trọng hơn cả, vì đồng tiền là cái bạn cần mỗi ngày, là cái đo lường được liền, là cái nhìn được ngay trước mắt. Kiếm được nhiều hay ít thì bữa trưa hôm nay là nhà hàng hay cơm hộp, tháng này no hay đói, đã hiển hiện rành rành.
Chuyên môn là cái mà người khác đánh giá về bạn, thường thức là cái bạn tự trải nghiệm cho mình. Chuyên môn là cái mà bạn được người khác nhắc nhở hàng ngày, thông qua điểm số thầy cô cho, thông qua mức lương người ta trả, thông qua lời ngợi khen hay quát mắng của sếp. Nó là cái gì rất bức bối và thường trực, thành ra nó luôn có vẻ rất quan trọng và nhiều khi là tất cả!
Còn thường thức, chúng là những cái rất tự thân. Bạn càng hiểu biết nhiều, bạn càng tự chủ hơn, sống tốt hơn, phản biện tốt hơn, nhân sinh quan tiến bộ hơn.
Tưởng tượng thế này, có ba người ăn cùng một bát canh. Có người chả cần biết mình đang nuốt cái gì, đơn giản là một chén canh đi cùng dĩa cơm văn phòng, cứ nuốt vội rồi đi. Có người biết đây là canh cua, còn rau gì thì mặc kệ, có biết cũng không kiếm thêm được đồng nào. Có người gật gù, vừa ăn vừa cảm nhận rằng rau đay rất ngộ, nó cứng sờn mà khi nấu với canh cua thì lại mềm hơn, rồi họ nói thêm, thực ra, canh cua cũng có thể nấu với mồng tơi đấy, ngon xuất sắc! Nhưng rốt cuộc thì những cảm xúc đó là những giá trị rất vô hình, chẳng phải bát canh cũng vào mồm cả ba người đấy sao? Nên người ta thấy chúng chả quan trọng, nhiều người sống cả đời cũng không cần đến.
Năm 2016 này, Việt Nam hứng chịu cơn hạn hán lớn nhất trong suốt 100 năm qua, nhiều tỉnh thành bị xâm nhập mặn nghiêm trọng, nhưng El Nino là gì (nguyên nhân lớn bên cạnh những vấn đề liên quan đến sông Mekong) thì vẫn là chuyện ất ơ xa xôi với nhiều người. Có lẽ khi ấy, người ta bận đi quan tâm đến bầu cử nước Mỹ. Hoặc người ta còn bận chê trách người khác sống quá vô cảm, thờ ơ.
Tôi không có ý muốn nói rằng, canh cua rau đay hay El Nino là cái gì quan trọng và ghê gớm lắm, đừng chuyển ý như thế! Thực ra, tôi đã từng là một người không biết đến cả trái chùm ruột! Bạn tôi, giám đốc mỹ thuật của một tờ báo lớn, không biết rằng công nương Diana của nước Anh đã mất. Những thứ ấy thì muôn trùng, trời ơi nghe cả đời cũng còn chưa hết! Nhưng đừng xem thường kiến thức thường thức. Cái gì chưa biết, thì nghe, thì học. Đừng gói cuộc đời mình trong những tờ tiền giấy, rồi xem đó là tất cả!
Nhưng thường thức ấy, đừng xem xét chúng một mình, cũng không hối thúc chúng được đâu!
Ngày trước, vào cái lúc bị cười chê vì không biết trái chùm ruột, tôi cũng đã từng ấm ức. Biết cái đó để được gì? Tôi làm chuyên môn tốt là được mà? Tiền tôi kiếm ra, chả có đồng nào đến từ chuyện biết được chùm ruột là gì cả! Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta dễ tưởng kiếm ra được tiền, trả được một bữa ăn ngon, thuê được căn phòng khách sạn 5 sao, bay đến những đất nước xa xôi để mua sắm, thì đã là "cuộc sống chất lượng" rồi. Nhưng khi trưởng thành hơn, tôi hiểu ra đó không phải là tất cả, và giá trị của cuộc sống cũng không nằm trên mệnh giá đồng tiền.
Nhưng tôi không chê trách gì cô bạn kĩ sư tham gia gameshow cả, vì tôi hiểu những kiến thức thường thức ấy, không thể hối thúc chúng được đâu!
Kiến thức thường thức sẽ đến cùng với những nhu cầu, quan tâm của bạn trong cuộc sống này. Người trẻ bây giờ khác xưa. Ngày xưa 15-16 tuổi là lấy chồng, nấu cơm, chăm em, đẻ con, thành thử canh cua nấu với rau đay, ai cũng biết. Bây giờ, thậm chí 25-26 tuổi, người ta vẫn thích ăn ngoài, nấu nướng làm chi cho mệt, thành thử canh cua là gì, rau đay là gì, người ta cũng chả quan tâm. Nhưng khi trưởng thành hơn, nhận thức cao hơn, bạn bắt đầu quan tâm đến chất lượng cuộc sống, phong cách sống, tự nhiên bạn sẽ muốn chăm sóc sức khỏe, muốn nấu những bữa cơm nhà, chú ý tới những gì mình bỏ vào mồm, lúc đó bạn sẽ biết canh cua nấu với cái gì thì chuẩn.
Chỉ có điều, đừng xem thường thường thức, và cũng đừng sống trơn tuột mà không bao giờ tiến đến được thời điểm tỉnh thức!
Thêm một điều quan trọng nữa, thường thức nếu đứng riêng mình nó, đúng thật là lắm khi chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng muôn trùng lắm, biết cả triệu thứ mà không biết là mình biết để làm gì, thì cũng thành ra vô dụng! Ví dụ như, biết El Nino là gì, mà không gom thêm được thành một tập hợp kiến thức về biến đổi khí hậu, bản thân mình có thể làm gì, hoặc không nên làm gì, thì cũng là kiểu hiểu biết dở dở ương ương, chả mang đến lợi ích gì.
Thường thức chỉ có ý nghĩa khi mà chúng đến cùng với phong cách sống, là khi bạn gom được thường thức vào cùng một tập hợp lifestyle và thực sự khiến chúng có ích cho bản thân. Ví dụ như, biết rằng canh cua nấu với rau gì thì ngon là vì 1) bạn quan tâm đến chất lượng ẩm thực, đến việc ăn ngon, rau đay nấu với canh cua thì sẽ trở nên mềm nhất, ngon nhất!, còn không thì là vì 2) bạn quan tâm đến sức khỏe, đến từng món ăn mà bạn cho vào mồm, bạn muốn biết rõ nó là cái gì, mang đến những nguồn vitamin gì, cái gì phải kết hợp với cái gì trong cùng một món ăn.
Chúng ta thường sống sai ở cái chỗ nghĩ rằng thành công tức là kiếm được một đống tiền, cũng có nghĩa là đời sống chuyên môn là tất cả. Không phải, bạn càng hiểu biết, càng thấy rằng công việc chỉ là một nửa cuộc đời. Một nửa còn lại, chính là hiểu rõ về cách mà bạn đang sống một ngày hôm nay như thế nào, mình ăn cái gì, uống cái gì, đi bao nhiêu bước chân, tập trung vào hơi thở được bao lâu, đi ngủ lúc mấy giờ. Chính là những thứ mà có thể ngày hôm qua bạn còn nghĩ nó chẳng có chút ý nghĩa nào cả!
Tokyo năm 2011, thời điểm trận động đất lớn nhất từng xảy ra ở Nhật Bản, khi mà tàu điện ngưng đưa bạn từ nhà đến công sở, 3G ngừng đưa bạn đến google map, rất nhiều người dân ngơ ngác không phải vì thiên tai thảm họa, mà là vì… họ không biết đường về nhà. Nghe qua cứ tưởng là chuyện đùa!
Nhưng hãy hình dung nếu ngày hôm nay, trong câu chuyện này, bạn lớn tiếng cho rằng lương tháng 40 triệu là đủ rồi, việc quái gì cần phải biết canh cua nấu với cái khỉ gì, thì một ngày nào đó bạn có thể chính là hình ảnh nhiều người Nhật giữa trận động đất năm ấy, hằng ngày chỉ biết đến cuộc đời cắm mặt lao đến công ty và nhặt tiền vào túi, nhưng ngay khi mà tàu điện và internet tê liệt, ngay khi công sở đóng sập cửa, bạn sẽ nhìn thấy một phần cuộc đời rất quan trọng khác mà bạn thì không biết phải làm sao để tồn tại.
Nguồn tin: