Cuộc đời sư cô
Trụ trì chùa Lá - Tịnh thất An Nhiên (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An) - ngôi chùa có nhiều bệnh nhân thoát án tử là sư cô Diệu Thiện. Bà qui y cửa Phật vào năm 2008 khi tiếp nhận chùa. Gần 60 tuổi mới khoác áo nâu sòng, bà đã khiến nhiều người tò mò không ít.
Sư cô Diệu Thiện bốc thuốc
Quê bà ở miền Bắc. Ông ngoại bà làm quan dưới triều Bảo Đại. Năm 1954 cả gia đình bà di cư vào miền Nam.
Gia đình không may lâm vào cảnh khó khăn, mẹ bà bán hết tài sản tập buôn gánh bán bưng nuôi 2 con ăn học. Nhưng không lâu sau mẹ bà cũng qua đời để lại 2 anh em mồ côi giữa phố thị Sài gòn.
Hai anh em bà phải tìm cách mưu sinh và tiếp tục việc học. Bà và anh chia nhau mỗi người một buổi lãnh báo đi bán. Nhưng bán báo có được yên đâu. Những đứa trẻ cùng bán báo với anh em bà cát cứ lãnh địa. Mỗi lần xâm phạm là xảy ra đánh nhau.
Tuổi thơ qua mau, bà lớn nhanh được giới thiệu vào làm ở quán Thanh Bạch trên đường Lê Lợi cạnh bệnh viện Sài Gòn. Tại đây bà gá nghĩa với một đồng nghiệp làm chung. Cuộc sống vợ chồng kéo dài đến năm 1978 có 4 con thì chia tay. Ôm 4 đứa con dại về vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân làm đủ nghề để có tiền nuôi chúng. Bà buôn bán cừ tràm, chất đốt, quán nhậu rồi cả cò nhà đất.
Cuối cùng bà làm chủ một nhà hàng karaoke. Hai con lớn của bà đã trưởng thành và xuất ngoại định cư tại Pháp.
Trong lần làm cá phục vụ cho tiệc cưới, nhân viên của bà đập đầu, móc mang hàng chục con cá điêu hồng. Tất cả đã chết nhưng duy nhất còn một con cựa quậy. Bà bắt con cá đó cho vào thau nước sạch, nó bơi bình thường. Bà sai nhân viên đem bỏ xuống rạch Cầu Xáng thì bất ngờ con cá vẫy đuôi lặn mất.
Từ đó bà không bán hàng ăn nữa để khỏi sát sanh. Năm sau bà nhượng giấy phép cho người khác đi học đông y mở phòng mạch bốc thuốc từ thiện ở xã Hựu Thạnh (H. Đức Hòa, Long An).
Rồi duyên đưa đẩy, bà tiếp nhận tịnh xá An Nhiên để có điều kiện an nhiên giúp đời ...
Hiện nay, tâm nguyện của bà mong được sự chung tay của nhiều người để có điều kiện giúp những mảnh đời bất hạnh.
Trả nợ cho đời, trả nghĩa cho chùa
Ni cô Diệu Thiện và ngôi chùa này đã giúp bao người thoát bệnh tật. Trong đó có bà Trần Thị Thanh Nga, 55 tuổi, ở Gò Vấp, TP.HCM. Bà Nga mắc bệnh ung thư vú, thoái hóa khớp, u nang buồng trứng và tiểu đường. Ngày đến chùa bà không thể tự mình đi một cách bình thường. Bà bò và lết một cách khó nhọc.
Trước khi vào chùa, bà đã từng điều trị tại bệnh viện nhưng do bệnh đã vào thời kỳ cuối, khối u di căn nên không thể phẫu thuật. Bà rất tuyệt vọng.
Bà Trần Thị Thanh Nga
Ni sư Diệu Thiện và những người đồng hành đã khám và bốc thuốc cho bà. Ban ngày uống thuốc, ban đêm nghe kinh như thế trong suốt một thời gian dài bệnh bà có biểu hiện thuyên giảm. Sức khỏe bắt đầu hồi phục.
Chuyện ăn uống của bà cũng khá hơn trước. Thêm một thời gian nữa, bà bình phục hẳn. Giờ đây, bà ở lại chùa và xuống tóc qui y. Lúc rảnh bà tiếp sức với nhiều người chăm lo cho các bệnh nhân. Bà nói, đó cũng là cách trả ơn nhà chùa đã cứu mình.
Bà Nga thuật lại, trong suốt một năm, mỗi ngày bà được sư cô cho uống 20 viên thuốc sau mỗi bữa ăn. Nhờ vậy mà bệnh tình thuyên giảm khá nhiều.
Chúng tôi đã gặp ni sư Diệu Thiện để tìm hiểu được bà cho biết có 6 vị thuốc để bào chế ra thuốc viên cho bà Nga sử dụng. Đó là cần sen, bồ công anh, giảo cổ lam, xảo tam phân, củ tam thất và cây mật gấu.
Phòng Vật lý trị liệu
Đa số những người đến với chùa Lá đều là những bệnh nhân hy vọng sống của họ rất mong manh. Thế nhưng họ tìm đến đây với một niềm tin mãnh liệt.
Ông Cao Văn Quang ở phường 4, quận 8, TP.HCM bị ung thư phổi. Ông đã điều trị nhiều nơi đến độ không còn đủ tiền để nằm viện. Bạn bè khuyên ông đến chùa Lá và chính tại đây đã cứu mạng ông.
Cảm kích công đức nhà chùa nên ông cũng đã nguyện ở lại chùa để có dịp giúp những hoàn cảnh khó khăn.
Trụ trì chùa Lá - Tịnh thất An Nhiên (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An) - ngôi chùa có nhiều bệnh nhân thoát án tử là sư cô Diệu Thiện. Bà qui y cửa Phật vào năm 2008 khi tiếp nhận chùa. Gần 60 tuổi mới khoác áo nâu sòng, bà đã khiến nhiều người tò mò không ít.
Sư cô Diệu Thiện bốc thuốc
Quê bà ở miền Bắc. Ông ngoại bà làm quan dưới triều Bảo Đại. Năm 1954 cả gia đình bà di cư vào miền Nam.
Gia đình không may lâm vào cảnh khó khăn, mẹ bà bán hết tài sản tập buôn gánh bán bưng nuôi 2 con ăn học. Nhưng không lâu sau mẹ bà cũng qua đời để lại 2 anh em mồ côi giữa phố thị Sài gòn.
Hai anh em bà phải tìm cách mưu sinh và tiếp tục việc học. Bà và anh chia nhau mỗi người một buổi lãnh báo đi bán. Nhưng bán báo có được yên đâu. Những đứa trẻ cùng bán báo với anh em bà cát cứ lãnh địa. Mỗi lần xâm phạm là xảy ra đánh nhau.
Tuổi thơ qua mau, bà lớn nhanh được giới thiệu vào làm ở quán Thanh Bạch trên đường Lê Lợi cạnh bệnh viện Sài Gòn. Tại đây bà gá nghĩa với một đồng nghiệp làm chung. Cuộc sống vợ chồng kéo dài đến năm 1978 có 4 con thì chia tay. Ôm 4 đứa con dại về vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân làm đủ nghề để có tiền nuôi chúng. Bà buôn bán cừ tràm, chất đốt, quán nhậu rồi cả cò nhà đất.
Cuối cùng bà làm chủ một nhà hàng karaoke. Hai con lớn của bà đã trưởng thành và xuất ngoại định cư tại Pháp.
Trong lần làm cá phục vụ cho tiệc cưới, nhân viên của bà đập đầu, móc mang hàng chục con cá điêu hồng. Tất cả đã chết nhưng duy nhất còn một con cựa quậy. Bà bắt con cá đó cho vào thau nước sạch, nó bơi bình thường. Bà sai nhân viên đem bỏ xuống rạch Cầu Xáng thì bất ngờ con cá vẫy đuôi lặn mất.
Từ đó bà không bán hàng ăn nữa để khỏi sát sanh. Năm sau bà nhượng giấy phép cho người khác đi học đông y mở phòng mạch bốc thuốc từ thiện ở xã Hựu Thạnh (H. Đức Hòa, Long An).
Rồi duyên đưa đẩy, bà tiếp nhận tịnh xá An Nhiên để có điều kiện an nhiên giúp đời ...
Hiện nay, tâm nguyện của bà mong được sự chung tay của nhiều người để có điều kiện giúp những mảnh đời bất hạnh.
Trả nợ cho đời, trả nghĩa cho chùa
Ni cô Diệu Thiện và ngôi chùa này đã giúp bao người thoát bệnh tật. Trong đó có bà Trần Thị Thanh Nga, 55 tuổi, ở Gò Vấp, TP.HCM. Bà Nga mắc bệnh ung thư vú, thoái hóa khớp, u nang buồng trứng và tiểu đường. Ngày đến chùa bà không thể tự mình đi một cách bình thường. Bà bò và lết một cách khó nhọc.
Trước khi vào chùa, bà đã từng điều trị tại bệnh viện nhưng do bệnh đã vào thời kỳ cuối, khối u di căn nên không thể phẫu thuật. Bà rất tuyệt vọng.
Bà Trần Thị Thanh Nga
Ni sư Diệu Thiện và những người đồng hành đã khám và bốc thuốc cho bà. Ban ngày uống thuốc, ban đêm nghe kinh như thế trong suốt một thời gian dài bệnh bà có biểu hiện thuyên giảm. Sức khỏe bắt đầu hồi phục.
Chuyện ăn uống của bà cũng khá hơn trước. Thêm một thời gian nữa, bà bình phục hẳn. Giờ đây, bà ở lại chùa và xuống tóc qui y. Lúc rảnh bà tiếp sức với nhiều người chăm lo cho các bệnh nhân. Bà nói, đó cũng là cách trả ơn nhà chùa đã cứu mình.
Bà Nga thuật lại, trong suốt một năm, mỗi ngày bà được sư cô cho uống 20 viên thuốc sau mỗi bữa ăn. Nhờ vậy mà bệnh tình thuyên giảm khá nhiều.
Chúng tôi đã gặp ni sư Diệu Thiện để tìm hiểu được bà cho biết có 6 vị thuốc để bào chế ra thuốc viên cho bà Nga sử dụng. Đó là cần sen, bồ công anh, giảo cổ lam, xảo tam phân, củ tam thất và cây mật gấu.
Phòng Vật lý trị liệu
Đa số những người đến với chùa Lá đều là những bệnh nhân hy vọng sống của họ rất mong manh. Thế nhưng họ tìm đến đây với một niềm tin mãnh liệt.
Ông Cao Văn Quang ở phường 4, quận 8, TP.HCM bị ung thư phổi. Ông đã điều trị nhiều nơi đến độ không còn đủ tiền để nằm viện. Bạn bè khuyên ông đến chùa Lá và chính tại đây đã cứu mạng ông.
Cảm kích công đức nhà chùa nên ông cũng đã nguyện ở lại chùa để có dịp giúp những hoàn cảnh khó khăn.
Ông Hồ Thanh Liêm, chủ tịch UBND xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An, đã ghi nhận những đóng góp của chùa trong nổ lực chữa bệnh cho người dân. Ni sư Diệu Thiện là người đã được đào tạo lương y đa khoa thuốc nam. Những bệnh nhân đến đây, theo ông Liêm hầu hết là những người từ các bệnh viện không còn khả năng cứu chữa mới tìm đến". |
Tác giả bài viết: Trần Chánh Nghĩa
Nguồn tin: