Tại hội nghị APEC diễn ra hồi cuối tuần qua ở Lima, Peru, một trong những câu hỏi lớn nhất được đưa ra là liệu Tổng thống kế tiếp của Mỹ Donald Trump có dựng rào cản thương mại chống lại Bắc Kinh, kéo Mỹ vào cuộc đối đầu ăn miếng trả miếng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay không.
Các lãnh đạo thế giới tại hội nghị APEC tại Lima, Peru vào cuối tuần qua. (Ảnh: AP)
Một cuộc chiến như vậy chưa bắt đầu, nhưng rõ ràng là Mỹ đã thua. TQ đang đều đặn thu lợi từ hệ thống kinh tế toàn cầu.
Phát động cuộc chiến chống lại toàn cầu hóa, Mỹ đang biện hộ cho TQ. Eswar Prasad, cựu lãnh đạo của bộ phận phụ trách TQ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lập luận rằng ‘bất kể thế nào thì về lâu dài, TQ sẽ là người thắng cuộc’.
Nền kinh tế TQ chắc chắn sẽ chịu thiệt hại nếu như Mỹ định áp đặt thuế suất 45% lên lượng hàng nhập khẩu của TQ, trị giá 500 tỷ USD. Mỹ chỉ hấp thụ 16% xuất khẩu của TQ, nhưng đó là thị trường xuất khẩu lành mạnh nhất của TQ. Các lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ đang nung nấu cuộc chiến về vốn từ TQ.
Nhưng TQ lại là nơi chịu được cú đánh này tốt hơn Mỹ. Và chắc chắn họ sẽ phản đòn. Tờ Hoàn cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ, đăng tải bài xã luận cảnh báo không quá xa xôi rằng, hành động của Mỹ được hiểu là: “Một loạt đơn đặt hàng của hãng Boeing sẽ được thay thế bằng Airbus. Xe hơi và điện thoại iPhone của Mỹ bán tại TQ giảm, và nhập khẩu đậu nành, ngô từ Mỹ ngưng lại”.
TQ có một số cách để trả đũa. Họ có thể ngăn các công ty quốc doanh làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ. Họ có thể hạn chế tiếp cận mặt hàng then chốt, như họ đã ngưng xuất khẩu các loại đất hiếm cho ngành sản xuất điện tử của Nhật, đáp trả tranh chấp tại Hoa Đông. Họ cũng có thể giảm nỗ lực chống lại nạn sao chép một cách tinh vi sản phẩm và bản quyền của Mỹ.
Một số công ty thành công nhất của Mỹ sẽ rất chật vật. Chẳng hạn, hầu hết các sản phẩm iPhone của Mỹ lắp ráp tại TQ. Chi phí lắp ráp này chiếm chưa đầy 4% giá trị của thiết bị. Điều này có nghĩa là TQ có thể ép tạm ngưng sản xuất iPhone với chi phí thấp hơn cho phía họ, nhưng lại khiến hãng Apple đối mặt nguy cơ đình đốn nghiêm trọng, các nỗ lực tốn kém để chuyển hướng sản xuất ở nơi khác. Sản xuất thiết bị từ những nơi tạp nham ở Mỹ là điều gần như không thể.
Phân tích của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson kết luận rằng, một cuộc chiến thương mại toàn diện với TQ và Mexico có thể đẩy tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên gần 9% trong năm 2020, so với mức hiện nay là 4,9%. Điều này không cải thiện viễn cảnh kinh tế đối với hàng triệu người lao động ở Mỹ mà Trump đang nhân danh họ, phát động cuộc chiến này.
Và đó thậm chí còn chưa phải điều tồi tệ nhất. Kéo lê các xe goòng quanh biên giới Mỹ chỉ khiến TQ chiếm ưu thế hơn.
Washington sẽ trở thành "kẻ bất lương" trong cuộc chiến. Dù cho TQ dùng mưu mẹo gì để đi ngược lại lợi ích của Mỹ, trong con mắt của các quốc gia khác, Bắc Kinh vẫn là nạn nhân, một người chiến đấu để bảo vệ cho chính nghĩa của thương mại mở cửa, dựa trên nền tảng pháp luật.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Business Insider
Và nếu ông Trump vụng về, như lời nhiều đồng minh của ông kể, để giành được ưu thế trong các cuộc đàm phán trong tương lai, thì phần lớn thiệt hại cũng đã rõ. Sự hăm dọa ồn ào của ông đã thay đổi nhận thức về vai trò của nước Mỹ trên thế giới.
“TQ chính là cường quốc vẫn đang nói về việc tăng cường hội nhập. TQ là nước lớn duy nhất trên thế giới đang bảo vệ ý tưởng rằng toàn cầu hóa mang lại lợi nhuận” – Nicholas Lardy, chuyên gia về TQ tại Viện Peterson, nhận định. Và đó chính là thất bại của Mỹ.
Rất nhiều nước lớn trong thế giới đang phát triển vẫn tin rằng sự thịnh vượng phụ thuộc vào khả năng hội nhập thành công vào chuỗi cung ứng trải khắp nền kinh tế toàn cầu. Khi tự co cụm lại – động tác được củng cố từ việc rút khỏi TPP, Mỹ dường như đã không còn gì nhiều để chào hàng.
Australia ngỏ ý muốn tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – sáng kiến của TQ với 16 quốc gia châu Á, trừ Mỹ, và sẽ ủng hộ Khu vực Tự do Thương mại châu Á – TBD do Bắc Kinh đề xuất. Theo lời quan chức TQ, Chile, Peru cũng tìm cách tham gia sáng kiến này.
“Hầu như mọi nền kinh tế ở khu vực châu Á đều thấy tương lai của họ phụ thuộc vào quan hệ với TQ. Khi ông Trump nói về việc rút khỏi thỏa thuận thương mại, và buộc các đồng minh trả tiền để được bảo vệ, các quốc gia châu Á khó lòng cưỡng nổi TQ” – ông Prasad nói.
Còn nếu hành động của Mỹ làm gián đoạn chuỗi cung ứng ở châu Á, Mỹ sớm muộn cũng khốn đốn trong khu vực. Đây không đơn giản là chuyện ngăn việc thao túng tiền tệ. Hơn nữa, dựng các hàng rào thương mại chống TQ cũng không thể thu hẹp được thâm hụt thương mại của Mỹ. Hoạt động sản xuất của công ty Mỹ ở TQ không mang lại nhiều công việc lắp ráp ở chính nước Mỹ, hầu hết là do hoạt động này phải làm ở các nước có giá nhân công rẻ.
Ban đầu, Trump ra vẻ là người thắng cuộc, cương quyết bảo vệ tầng lớp lao động. Nhưng sự nổi tiếng sẽ chẳng kéo dài được lâu, khi mà các hệ quả bắt đầu hiển hiện.
“TQ đang trở thành thành viên dẫn dắt cộng đồng quốc tế”, nhưng không phải “như cách mà phương Tây muốn, là được kết nạp vào các thể chế hiện có theo luật chơi hiện hành” – ông Prasad nói. Thay vào đó, TQ đang kết nạp các quốc gia khác vào hệ thống luật chơi mà Bắc Kinh thống lĩnh.
Tác giả bài viết: Lê Thu
Nguồn tin: