Chiều cao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng may mắn sở hữu một chiều cao đạt chuẩn hay lý tưởng.
Để khắc phục điều đó, y học hiện đại đã tìm ra phương pháp phẫu thuật kéo dài chân. Tuy nhiên, nhiễu loạn thông tin khiến nhiều người có tâm lý e dè khi quyết định chọn lựa phương pháp giúp cải thiện chiều cao này.
Chàng trai Hoàng Tùng Anh (sinh năm 1993, sống tại Hà Nội) đã chia sẻ lên trang Facebook cá nhân kinh nghiệm kéo dài chân của chính mình. Bài đăng thu hút hơn 8,2 ngàn lượt like và nhiều bình luận chia sẻ.
Tùng Anh mong muốn những thông tin mình cung cấp có thể giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về quá trình kéo dài chân. Những người đang có ý định phẫu thuật kéo dài chân sẽ không rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng như cậu lúc đầu.
Kéo chân từ 1m67 lên 1m76
"Thật ra có quá nhiều bài báo nói về việc kéo chân, hệ luỵ của kéo dài chân, biến chứng của nó. Có nhiều lời cảnh báo về phương pháp phẫu thuật này nhưng không có một thông tin nào đi vào chi tiết.
Cách đây 5 năm (năm 2012) mình là ca đầu tiên thử nghiệm kéo dài chân bằng phương pháp mới tại Bệnh viện Quân đội 108, Hà Nội.
Mình cũng đấu tranh tư tưởng, cũng suy nghĩ, cũng đủ thứ lo lắng rồi vẫn quyết định cải thiện cái chiều cao 1m67 để trở thành 1m76 như hiện tại. Mình mất nửa năm để tìm hiểu về phương pháp kéo dài chi, rồi càng tìm hiểu càng hoang mang", Tùng Anh viết trên trang cá nhân.
Phải phẫu thuật ở bệnh viện nào? Bác sĩ nào phẫu thuật là ai? Sau phẫu thuật cao được thêm bao nhiêu? Phẫu thuật có đau không?
Sau phẫu thuật chân có khoẻ như trước không? Phải chuẩn bị những gì trong thời gian phẫu thuật?... Đó là hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu Tùng Anh khi cậu đứng trước quyết định kéo chân.
Tùng Anh nói thêm: "Tính đến nay đã tròn 5 năm mình đồng hành cùng đôi chân mới. Và lúc này đây, mình cảm thấy phẫu thuật chính là một quyết định vô cùng sáng suốt. Không trở ngại, không mặc cảm về chiều cao".
"Những chia sẻ của mình không phải cổ xuý cho việc kéo dài chân.
Mình muốn lấy kinh nghiệm của một người đi trước để có thể giúp đỡ được những bạn cũng như mình trước kia, mông lung giữa hàng ngàn câu hỏi để chưa dám thực hiện điều mình muốn", cậu bổ sung.
Tùng Anh có 300 kiểu ảnh và một cuốn nhật ký ghi chép lại toàn bộ quá trình kéo chân. Từ cảm xúc ngày đầu nhập viện đến khi kết thúc quá trình chuẩn bị. Ngày đầu làm sao, ăn gì, thuốc gì... tất cả đều được cậu chụp và ghi chép lại cẩn thận.
Cõng người yêu, bê thùng nước nặng 20 lít
Tùng Anh bắt đầu ca phẫu thuật kéo chân từ tháng 2/2012. Đến tháng 6/2012, cậu phẫu thuật tháo khung ở chân và vít cố định. Tùng Anh nghỉ ngơi hơn 1 tháng để lấy lại sức.
Đến đầu tháng 8/2012, cậu tập đi. Ban đầu, cậu đi từng bước nhỏ trong nhà bằng cách vịn tường, tủ. Một tháng sau, cậu đến phòng tập gym, tham gia các bài tập phục hồi chức năng vì cơ thể không còn tốt như lúc đầu.
"Mình là người đầu tiên ở Hà Nội sử dụng phương phẫu thuật pháp kéo chân mới.
Chi phí ca kéo chân của mình ngày ấy cũng khá rẻ, nó bằng một ca các bạn nữ đi phẫu thuật làm mũi bây giờ thôi. Ngoài ra, bệnh viện có hỗ trợ mình một bộ khung cố định chân trị giá vài triệu đồng", Tùng Anh cho biết.
9X chụp 300 tấm ảnh trong lúc nằm viện để dành làm kỷ niệm
Sau 5 năm kéo dài chân, Tùng Anh không gặp trở ngại nào trong cuộc sống. Cậu kể mình vẫn cõng được người yêu, xách được bình nước nặng 20 lít, vẫn đi tập gym, dùng tạ như người bình thường.
Tùng Anh chỉ phải tự nhắc mình cẩn thận hơn khi đi qua những đoạn đường trơn trượt, vũng nước dễ ngã. Cậu thừa nhận mình từng bị ngã không ít lần nhưng may mắn, đôi chân "dao kéo" chưa hề hấn gì.
"Trong khoảng thời gian mình làm chân và cả sau này này cũng vậy, mình đọc được rất nhiều bài viết nói về mặt trái của việc kéo dài chân.
Tuy nhiên, chưa có một bài viết nào giới thiệu đầy đủ về quy trình thăm khám cũng như các bước chuẩn bị cần thiết cho những ai có nhu cầu.
Thậm chí, mọi người vẫn nghĩ kéo chân là do bác sĩ làm nhưng thực tế, việc này do chính bệnh nhân làm.
"Phẫu thuật chắc chắn sẽ đau, tuy nhiên, nếu có đủ quyết tâm thì bạn sẽ làm được", Tùng Anh nói.
Việc kéo dài chân không chỉ là vấn đề làm đẹp mà nó còn góp phần đổi cuộc sống của rất nhiều người, trong đó có mình. Mình biết rất nhiều đã làm và thành công.
Kéo chân là một việc không đơn giản, nhưng có ý chí thì chắc chắn sẽ làm được", Tùng Anh nói.
"Phẫu thuật kéo dài chân có đau không", là câu hỏi Tùng Anh thường xuyên nhận được khi tiết lộ chuyện mình từng kéo chân.
Trên kinh nghiệm thực tế, Tùng Anh trả lời: "Đôi khi chỉ cần đứt tay thôi bạn cũng cảm thấy đau. Bất kỳ tác động nào lên cơ thể cũng đều làm bạn cảm thấy đau cả.
Chỉ có 2 thứ trên cơ thể khi bị thương tổn không làm bạn có cảm giác đau là tóc và móng tay. Kể cả khi đi làm nail, làm sâu quá bạn còn đau.
Sự chịu đựng của mỗi người khác nhau, ý chí cũng khác nhau và khao khát cũng không giống nhau. Với mình, mình chỉ biết bản thân làm được".
Dưới đây là những hình ảnh của Tùng Anh ở thời điểm hiện tại.
"Đôi chân mới" khiến Tùng Anh tự tin hơn
Để khắc phục điều đó, y học hiện đại đã tìm ra phương pháp phẫu thuật kéo dài chân. Tuy nhiên, nhiễu loạn thông tin khiến nhiều người có tâm lý e dè khi quyết định chọn lựa phương pháp giúp cải thiện chiều cao này.
Chàng trai Hoàng Tùng Anh (sinh năm 1993, sống tại Hà Nội) đã chia sẻ lên trang Facebook cá nhân kinh nghiệm kéo dài chân của chính mình. Bài đăng thu hút hơn 8,2 ngàn lượt like và nhiều bình luận chia sẻ.
Bài chia sẻ về chuyện kéo chân của Tùng Anh đang được cộng đồng mạng quan tâm
Tùng Anh mong muốn những thông tin mình cung cấp có thể giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về quá trình kéo dài chân. Những người đang có ý định phẫu thuật kéo dài chân sẽ không rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng như cậu lúc đầu.
Kéo chân từ 1m67 lên 1m76
"Thật ra có quá nhiều bài báo nói về việc kéo chân, hệ luỵ của kéo dài chân, biến chứng của nó. Có nhiều lời cảnh báo về phương pháp phẫu thuật này nhưng không có một thông tin nào đi vào chi tiết.
Cách đây 5 năm (năm 2012) mình là ca đầu tiên thử nghiệm kéo dài chân bằng phương pháp mới tại Bệnh viện Quân đội 108, Hà Nội.
Mình cũng đấu tranh tư tưởng, cũng suy nghĩ, cũng đủ thứ lo lắng rồi vẫn quyết định cải thiện cái chiều cao 1m67 để trở thành 1m76 như hiện tại. Mình mất nửa năm để tìm hiểu về phương pháp kéo dài chi, rồi càng tìm hiểu càng hoang mang", Tùng Anh viết trên trang cá nhân.
Tùng Anh khi chưa phẫu thuật kéo dài chân. Ngoài tấm ảnh này, Tùng Anh không còn giữ hình ảnh nào của mình ngày xưa.
Tùng Anh, chàng trai đã kéo dài chân thêm 9 cm
Phải phẫu thuật ở bệnh viện nào? Bác sĩ nào phẫu thuật là ai? Sau phẫu thuật cao được thêm bao nhiêu? Phẫu thuật có đau không?
Sau phẫu thuật chân có khoẻ như trước không? Phải chuẩn bị những gì trong thời gian phẫu thuật?... Đó là hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu Tùng Anh khi cậu đứng trước quyết định kéo chân.
Ảnh chụp X-quang cho thấy bác sĩ đặt một chiếc đinh trong ống tủy xương
Tùng Anh nói thêm: "Tính đến nay đã tròn 5 năm mình đồng hành cùng đôi chân mới. Và lúc này đây, mình cảm thấy phẫu thuật chính là một quyết định vô cùng sáng suốt. Không trở ngại, không mặc cảm về chiều cao".
"Những chia sẻ của mình không phải cổ xuý cho việc kéo dài chân.
Mình muốn lấy kinh nghiệm của một người đi trước để có thể giúp đỡ được những bạn cũng như mình trước kia, mông lung giữa hàng ngàn câu hỏi để chưa dám thực hiện điều mình muốn", cậu bổ sung.
Tùng Anh có 300 kiểu ảnh và một cuốn nhật ký ghi chép lại toàn bộ quá trình kéo chân. Từ cảm xúc ngày đầu nhập viện đến khi kết thúc quá trình chuẩn bị. Ngày đầu làm sao, ăn gì, thuốc gì... tất cả đều được cậu chụp và ghi chép lại cẩn thận.
Tùng Anh mất chưa đến 1 năm để phục hồi chức năng sau phẫu thuật
Cõng người yêu, bê thùng nước nặng 20 lít
Tùng Anh bắt đầu ca phẫu thuật kéo chân từ tháng 2/2012. Đến tháng 6/2012, cậu phẫu thuật tháo khung ở chân và vít cố định. Tùng Anh nghỉ ngơi hơn 1 tháng để lấy lại sức.
Đến đầu tháng 8/2012, cậu tập đi. Ban đầu, cậu đi từng bước nhỏ trong nhà bằng cách vịn tường, tủ. Một tháng sau, cậu đến phòng tập gym, tham gia các bài tập phục hồi chức năng vì cơ thể không còn tốt như lúc đầu.
"Mình là người đầu tiên ở Hà Nội sử dụng phương phẫu thuật pháp kéo chân mới.
Chi phí ca kéo chân của mình ngày ấy cũng khá rẻ, nó bằng một ca các bạn nữ đi phẫu thuật làm mũi bây giờ thôi. Ngoài ra, bệnh viện có hỗ trợ mình một bộ khung cố định chân trị giá vài triệu đồng", Tùng Anh cho biết.
9X chụp 300 tấm ảnh trong lúc nằm viện để dành làm kỷ niệm
Sau 5 năm kéo dài chân, Tùng Anh không gặp trở ngại nào trong cuộc sống. Cậu kể mình vẫn cõng được người yêu, xách được bình nước nặng 20 lít, vẫn đi tập gym, dùng tạ như người bình thường.
Tùng Anh chỉ phải tự nhắc mình cẩn thận hơn khi đi qua những đoạn đường trơn trượt, vũng nước dễ ngã. Cậu thừa nhận mình từng bị ngã không ít lần nhưng may mắn, đôi chân "dao kéo" chưa hề hấn gì.
"Trong khoảng thời gian mình làm chân và cả sau này này cũng vậy, mình đọc được rất nhiều bài viết nói về mặt trái của việc kéo dài chân.
Tuy nhiên, chưa có một bài viết nào giới thiệu đầy đủ về quy trình thăm khám cũng như các bước chuẩn bị cần thiết cho những ai có nhu cầu.
Thậm chí, mọi người vẫn nghĩ kéo chân là do bác sĩ làm nhưng thực tế, việc này do chính bệnh nhân làm.
"Phẫu thuật chắc chắn sẽ đau, tuy nhiên, nếu có đủ quyết tâm thì bạn sẽ làm được", Tùng Anh nói.
Việc kéo dài chân không chỉ là vấn đề làm đẹp mà nó còn góp phần đổi cuộc sống của rất nhiều người, trong đó có mình. Mình biết rất nhiều đã làm và thành công.
Kéo chân là một việc không đơn giản, nhưng có ý chí thì chắc chắn sẽ làm được", Tùng Anh nói.
"Phẫu thuật kéo dài chân có đau không", là câu hỏi Tùng Anh thường xuyên nhận được khi tiết lộ chuyện mình từng kéo chân.
Trên kinh nghiệm thực tế, Tùng Anh trả lời: "Đôi khi chỉ cần đứt tay thôi bạn cũng cảm thấy đau. Bất kỳ tác động nào lên cơ thể cũng đều làm bạn cảm thấy đau cả.
Chỉ có 2 thứ trên cơ thể khi bị thương tổn không làm bạn có cảm giác đau là tóc và móng tay. Kể cả khi đi làm nail, làm sâu quá bạn còn đau.
Sự chịu đựng của mỗi người khác nhau, ý chí cũng khác nhau và khao khát cũng không giống nhau. Với mình, mình chỉ biết bản thân làm được".
Dưới đây là những hình ảnh của Tùng Anh ở thời điểm hiện tại.
"Đôi chân mới" khiến Tùng Anh tự tin hơn
Cậu cho biết mình vẫn cõng được người yêu và đi trên 2 chân rất vững
Tác giả bài viết: Thiên Ái
Nguồn tin: