Câu chuyện gặp lại người bạn cũ bị đưa vào trại tâm thần của Facebooker Trường Thông hiện đang được nhều người quan tâm, chia sẻ trên mạng xã hội.
"Khi đến tôi chưa nhìn thấy bạn, bạn cất tiếng lớn gọi tên tôi từ xa: “Anh Thông”. Nhìn quanh một lúc, tôi như chết lặng khi nhìn thấy người bạn đã rất lâu không gặp. Tôi tiến lại gần hơn chiếc cửa sổ, 4 - 5 người đang đứng đưa tay ra ngoài với ánh mắt ngây dại.
- Anh còn nhớ em không? Em Chung đây!
Bạn tôi nói rất nhanh, rất gấp như đang hy vọng tôi có thể nhận ra bạn. Vẫn chiếc áo THCS Chu Văn An đó, đôi lông mày có xoáy, 2 chiếc răng khểnh, dáng người cao cao, gầy gầy, chỉ 2 giây thôi tôi nhớ ra tên bạn rồi. Miệng không nói lên lời, tôi chỉ nhìn bạn rồi cầm vội lấy bàn tay bạn không để bạn phải ngại trước bao nhiêu ánh mắt xung quanh nhìn vào. Tôi nhớ chứ, ngày xưa chúng tôi vẫn hay đùa nhau đặt biệt hiệu cho bạn là ‘stupid’. Tôi cố kìm lòng, hỏi:
- Sao em lại ở đây, ai đưa em vào chỗ này?
- Mẹ em đưa em vào đây, em không gây nên tội gì cả, bố em chết rồi, mẹ đưa em vào đây.
- Không lỗi gì tại sao phải ở trong này? Thế bố mẹ đưa em vào đây lâu chưa?
Đầu óc bạn do uống quá nhiều thuốc nên không còn minh mẫn lắm, vừa nói tay vừa run:
- Bố em chết rồi, em nghịch quá, hay đáp que tính ra ngoài cửa rồi mẹ em đưa em vào đây.
Không kìm được lòng, tôi khóc như một đứa trẻ, lòng cứ quặn lại, xoa đầu bạn, ánh mắt bạn ngây dại làm tôi càng thêm đau. Từ bé đến giờ dù đi học hay đi bất cứ đâu tôi chưa từng để người ngoài nhìn thấy tôi khóc vì tôi không mấy bộc lộ cảm xúc, nhưng hôm nay nhìn bạn phải đứng sau song sắt, nơi mà bạn không đáng phải ở đó vì tôi biết bạn không bình thường, nhưng không đến mức phải vào đó nên tôi không kìm lòng được.
- Ở đây em ăn có no không? Có ai bắt nạt em không?
- Em ăn no lắm, không ai bắt nạt em cả, em không sao, anh sao thế? Đừng khóc, anh còn đi nhảy không? Chỗ cung Thanh Niên mà anh hay dạy em nhảy đấy, cả anh Mạnh còn đi nhảy không?
Tôi cố trả lời:
- Anh nghỉ tập lâu rồi, Mạnh học trên Hà Nội rồi.
- Em cố gắng trong này ngoan, anh bảo mẹ em cho em về, rồi anh em mình lại đi nhảy, em nhớ cung Thanh Niên, Nhà Hát Lớn lắm.
- Nhà em ở đâu? Em nhớ số điện thoại mẹ không?
- Chờ em tí, để em nhớ,... Nhà em ở trong ngõ Phan Bội Châu. Mẹ em tên Nga, em quên hết số điện thoại của mẹ rồi, người ta cho em uống nhiều thuốc quá nên quên hết rồi, anh cho em nhiều bánh kẹo nhé, trong đây ăn thịt nhiều sợ lắm.
- Chờ chút nữa là được ăn cơm chả nem rồi em, nhưng em phải ngoan, phải xếp hàng, rồi anh cho bánh kẹo sau, em ở trong đây em phải ngoan để được về sớm, rồi anh bảo mẹ cho em về nhé.
- Anh... tên gì nhỉ? Em quên rồi.
- Anh tên Thông, em vừa gọi anh mà.
- Em uống thuốc, em sắp quên hết rồi.
Không biết nói gì, trong tôi chỉ thấy rất buồn vì người bạn mặc dù hơi ngốc nhưng chúng tôi cũng có khoảng thời gian tập nhảy cùng nhau khá lâu, nắm xôi tôi cho bạn một nửa khi đói, chai nước uống chung khi khát...
Câu chuyện kết thúc ở đó, bạn xếp hàng vào ăn bữa cơm từ thiện nhỏ nhưng giúp mọi người và bạn thêm no. Nhìn bạn ăn một lúc rồi tôi âm thầm ra về, vì nếu tôi tiếp tục ở lại, tôi sợ mình sẽ không thể chia tay bạn bằng những câu chào, tôi muốn đưa bạn ra khỏi đó, và nếu không thể đưa bạn ra tôi cũng muốn bạn có cuộc sống tốt hơn, đàng hoàng hơn trong đó.
Ai là gia đình của bạn tôi, tôi cầu xin, hãy đón bạn tôi về hoặc đưa bạn tôi đến khu sinh hoạt sạch hơn, tìm hướng điều trị tốt hơn. Tôi sẽ cố giúp bạn bằng hết khả năng của tôi, hãy đợi tôi".
Câu chuyện sau khi đăng tải đã nhanh chóng nhận về rất nhiều lượt like và chia sẻ với mong muốn có thể phần nào giúp đỡ. Bên cạnh sự cảm thương với chàng trai “chậm chạp, ngờ nghệch”, nhiều người còn tỏ ra bức xúc, chỉ trích cách hành xử của người mẹ.
Nickname Mẹ Sóc chia sẻ: “Sao mẹ lại nỡ lòng nào đưa con vào trong này, có nghịch ngợm thì tìm cách mà dạy dỗ chứ, sao lại đưa vào trại tâm thần vậy. Dứt ruột đẻ ra mà nhẫn tâm. Đọc mà thương quá, không biết bạn nghịch đến mức nào nhưng đọc đến đoạn ‘ném que tính ra ngoài’ tự dưng nước mắt cứ chảy ra, không kìm được".
“Nhìn hình ảnh này, rồi cứ nghĩ có ngày mình cũng gặp người thân trong đấy mà thấy sống mũi cay xè. Bạn trong đấy cũng bằng tuổi mình, cái tuổi còn đầy hoài bão, ước mơ mà sao bị giam trong trại tâm thần khổ đến vậy. Vừa thương mà vừa muốn trách, thương cho cái hoàn cảnh, trách cái gọi là số phận”, Facebooker Ngọc Quỳnh chia sẻ.
Facebooker Hương Thảo từng có thời gian thực tập tại bệnh viện tâm thần cho biết: “Những anh, chú, bác ở trong đấy hầu như ai cũng muốn về nhà. Đợt tôi đi là một tuần sắp đến Tết, mấy anh ở đấy đều bảo mấy năm rồi không được về nhà ăn Tết. Dù nhiều lúc họ có hành động ngu ngơ thật, nói linh tinh thật nhưng họ thực sự khao khát được về nhà. Trong những câu chuyện của họ, phần lớn là kể về gia đình. Có chú đã 10 năm không được về với gia đình, có người cả một năm chẳng có ai đến thăm nom. Họ vẫn được ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, vui chơi, tham gia các hoạt động thể thao, thăm khám sức khỏe, cạo râu… nhưng thứ họ thực sự muốn là được trở về nhà”.
Bên cạnh đó, cũng có người khách quan hơn cho rằng: "Đọc thì thương thật nhưng trách cứ người đưa bạn ấy vào trại tâm thần thì không nên. Biết đâu khi ở ngoài bạn ấy không nhận biết được hành vi của mình, quấy phá hàng xóm, tự làm đau mình thì sao nên buộc người nhà phải đưa vào đây để chữa trị thôi. Ai cũng có cái lý của mình, nhưng phải đặt vào hoàn cảnh của nhau thì mới hiểu thấu đáo được".
"Khi đến tôi chưa nhìn thấy bạn, bạn cất tiếng lớn gọi tên tôi từ xa: “Anh Thông”. Nhìn quanh một lúc, tôi như chết lặng khi nhìn thấy người bạn đã rất lâu không gặp. Tôi tiến lại gần hơn chiếc cửa sổ, 4 - 5 người đang đứng đưa tay ra ngoài với ánh mắt ngây dại.
- Anh còn nhớ em không? Em Chung đây!
Bạn tôi nói rất nhanh, rất gấp như đang hy vọng tôi có thể nhận ra bạn. Vẫn chiếc áo THCS Chu Văn An đó, đôi lông mày có xoáy, 2 chiếc răng khểnh, dáng người cao cao, gầy gầy, chỉ 2 giây thôi tôi nhớ ra tên bạn rồi. Miệng không nói lên lời, tôi chỉ nhìn bạn rồi cầm vội lấy bàn tay bạn không để bạn phải ngại trước bao nhiêu ánh mắt xung quanh nhìn vào. Tôi nhớ chứ, ngày xưa chúng tôi vẫn hay đùa nhau đặt biệt hiệu cho bạn là ‘stupid’. Tôi cố kìm lòng, hỏi:
- Sao em lại ở đây, ai đưa em vào chỗ này?
- Mẹ em đưa em vào đây, em không gây nên tội gì cả, bố em chết rồi, mẹ đưa em vào đây.
- Không lỗi gì tại sao phải ở trong này? Thế bố mẹ đưa em vào đây lâu chưa?
Đầu óc bạn do uống quá nhiều thuốc nên không còn minh mẫn lắm, vừa nói tay vừa run:
- Bố em chết rồi, em nghịch quá, hay đáp que tính ra ngoài cửa rồi mẹ em đưa em vào đây.
Không kìm được lòng, tôi khóc như một đứa trẻ, lòng cứ quặn lại, xoa đầu bạn, ánh mắt bạn ngây dại làm tôi càng thêm đau. Từ bé đến giờ dù đi học hay đi bất cứ đâu tôi chưa từng để người ngoài nhìn thấy tôi khóc vì tôi không mấy bộc lộ cảm xúc, nhưng hôm nay nhìn bạn phải đứng sau song sắt, nơi mà bạn không đáng phải ở đó vì tôi biết bạn không bình thường, nhưng không đến mức phải vào đó nên tôi không kìm lòng được.
- Ở đây em ăn có no không? Có ai bắt nạt em không?
- Em ăn no lắm, không ai bắt nạt em cả, em không sao, anh sao thế? Đừng khóc, anh còn đi nhảy không? Chỗ cung Thanh Niên mà anh hay dạy em nhảy đấy, cả anh Mạnh còn đi nhảy không?
Tôi cố trả lời:
- Anh nghỉ tập lâu rồi, Mạnh học trên Hà Nội rồi.
- Em cố gắng trong này ngoan, anh bảo mẹ em cho em về, rồi anh em mình lại đi nhảy, em nhớ cung Thanh Niên, Nhà Hát Lớn lắm.
- Nhà em ở đâu? Em nhớ số điện thoại mẹ không?
- Chờ em tí, để em nhớ,... Nhà em ở trong ngõ Phan Bội Châu. Mẹ em tên Nga, em quên hết số điện thoại của mẹ rồi, người ta cho em uống nhiều thuốc quá nên quên hết rồi, anh cho em nhiều bánh kẹo nhé, trong đây ăn thịt nhiều sợ lắm.
- Chờ chút nữa là được ăn cơm chả nem rồi em, nhưng em phải ngoan, phải xếp hàng, rồi anh cho bánh kẹo sau, em ở trong đây em phải ngoan để được về sớm, rồi anh bảo mẹ cho em về nhé.
- Anh... tên gì nhỉ? Em quên rồi.
- Anh tên Thông, em vừa gọi anh mà.
- Em uống thuốc, em sắp quên hết rồi.
Không biết nói gì, trong tôi chỉ thấy rất buồn vì người bạn mặc dù hơi ngốc nhưng chúng tôi cũng có khoảng thời gian tập nhảy cùng nhau khá lâu, nắm xôi tôi cho bạn một nửa khi đói, chai nước uống chung khi khát...
Câu chuyện kết thúc ở đó, bạn xếp hàng vào ăn bữa cơm từ thiện nhỏ nhưng giúp mọi người và bạn thêm no. Nhìn bạn ăn một lúc rồi tôi âm thầm ra về, vì nếu tôi tiếp tục ở lại, tôi sợ mình sẽ không thể chia tay bạn bằng những câu chào, tôi muốn đưa bạn ra khỏi đó, và nếu không thể đưa bạn ra tôi cũng muốn bạn có cuộc sống tốt hơn, đàng hoàng hơn trong đó.
Ai là gia đình của bạn tôi, tôi cầu xin, hãy đón bạn tôi về hoặc đưa bạn tôi đến khu sinh hoạt sạch hơn, tìm hướng điều trị tốt hơn. Tôi sẽ cố giúp bạn bằng hết khả năng của tôi, hãy đợi tôi".
Câu chuyện sau khi đăng tải đã nhanh chóng nhận về rất nhiều lượt like và chia sẻ với mong muốn có thể phần nào giúp đỡ. Bên cạnh sự cảm thương với chàng trai “chậm chạp, ngờ nghệch”, nhiều người còn tỏ ra bức xúc, chỉ trích cách hành xử của người mẹ.
Nickname Mẹ Sóc chia sẻ: “Sao mẹ lại nỡ lòng nào đưa con vào trong này, có nghịch ngợm thì tìm cách mà dạy dỗ chứ, sao lại đưa vào trại tâm thần vậy. Dứt ruột đẻ ra mà nhẫn tâm. Đọc mà thương quá, không biết bạn nghịch đến mức nào nhưng đọc đến đoạn ‘ném que tính ra ngoài’ tự dưng nước mắt cứ chảy ra, không kìm được".
“Nhìn hình ảnh này, rồi cứ nghĩ có ngày mình cũng gặp người thân trong đấy mà thấy sống mũi cay xè. Bạn trong đấy cũng bằng tuổi mình, cái tuổi còn đầy hoài bão, ước mơ mà sao bị giam trong trại tâm thần khổ đến vậy. Vừa thương mà vừa muốn trách, thương cho cái hoàn cảnh, trách cái gọi là số phận”, Facebooker Ngọc Quỳnh chia sẻ.
Facebooker Hương Thảo từng có thời gian thực tập tại bệnh viện tâm thần cho biết: “Những anh, chú, bác ở trong đấy hầu như ai cũng muốn về nhà. Đợt tôi đi là một tuần sắp đến Tết, mấy anh ở đấy đều bảo mấy năm rồi không được về nhà ăn Tết. Dù nhiều lúc họ có hành động ngu ngơ thật, nói linh tinh thật nhưng họ thực sự khao khát được về nhà. Trong những câu chuyện của họ, phần lớn là kể về gia đình. Có chú đã 10 năm không được về với gia đình, có người cả một năm chẳng có ai đến thăm nom. Họ vẫn được ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, vui chơi, tham gia các hoạt động thể thao, thăm khám sức khỏe, cạo râu… nhưng thứ họ thực sự muốn là được trở về nhà”.
Bên cạnh đó, cũng có người khách quan hơn cho rằng: "Đọc thì thương thật nhưng trách cứ người đưa bạn ấy vào trại tâm thần thì không nên. Biết đâu khi ở ngoài bạn ấy không nhận biết được hành vi của mình, quấy phá hàng xóm, tự làm đau mình thì sao nên buộc người nhà phải đưa vào đây để chữa trị thôi. Ai cũng có cái lý của mình, nhưng phải đặt vào hoàn cảnh của nhau thì mới hiểu thấu đáo được".
Tác giả bài viết: Maruko Chan
Nguồn tin: