Thành phố sân bay được quy hoạch mở rộng phục vụ xuất khẩu nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và phát triển du lịch. Ảnh: Duy Quang. |
Theo kế hoạch phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ sẽ là trung tâm của khu vực và sẽ mở rộng sân bay hiện tại thành sân bay quốc tế với quy mô 10,000 ha, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch của khu vực.
Thành phố sân bay đầu tiên tại Việt Nam, phục vụ nhu cầu xuất khẩu nông sản và phát triển du lịch
Tại Nghị quyết 59 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính Trị, phát triển Cần Thơ trở thành thành phố trung tâm vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logicstic, công nghiệp chế biến, nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao… góp phần mãnh mẽ vào sự phát triển theo định hướng xanh, bền vững.
Nhiệm vụ quy hoạch thành phố sân bay 10.000ha được đặc biệt chú trọng. Theo UBND thành phố Cần Thơ, trong dự án sẽ dành một quỹ đất rộng khoảng 2.000 ha để xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, ưu tiên xây dựng hệ thống logistics hàng không, cảng sông và hệ thống kho trung tâm để bảo quản các sản phẩm nông nghiệp.
Giai đoạn 2021- 2030, sẽ xây dựng thêm 1 nhà ga hành khách, khu hàng không dân dụng và mở rộng sân đỗ máy bay để đạt công suất 7 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 2030-2050, xây dựng mới thêm 1 khu hàng không dân dụng và 1 đường hạ cất cánh, công suất 15 triệu hành khách/năm.
Ngoài ra, trong quy hoạch cũng nêu rõ, bên cạnh các tuyến giao thông đường bộ, cần nghiên cứu phương án đầu tư tuyến đường sắt kết nối Tp.HCM và Cần Thơ, thêm một phướng thức kết nối với thành phố sân bay một cách nhanh chóng. Được đánh giá như vai trò đầu tàu, dự án thành phố sân bay Cần Thơ hứa hẹn sẽ mang đến những đột phá về kinh tế xuất khẩu và du lịch cho Đồng bằng sông Cửu Long khi đi vào hoạt động.
Lộ diện nhưng địa phương hưởng lợi nhiều nhất
Nhờ yếu tố “nhất cự ly”, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp lần lượt sẽ là những địa phương hưởng lợi nhiều nhất nhờ sở hữu vị trí lân cận Cần Thơ.
Theo các chuyên gia đánh giá, có 3 lợi ích lớn phải kể đến:
Thứ nhất, các tỉnh này đóng vai trò cửa ngõ tiếp cận thành phố sân bay. Theo đó, hệ thống hạ tầng sẽ được ưu tiên hoàn thiện nhằm đáp ứng kịp tốc độ phát triển, tránh tình trạng vì hạn chế kết nối giao thông gây cản trở bức phá về kinh tế. Năm 2022, toàn Tây Nam Bộ chứng kiến sự sôi động trước nay chưa từng có với loạt các dự án cao tốc theo trục ngang và dọc đi qua tất cả các tỉnh miền Tây, dẫn về đầu mối trung tâm là Cần Thơ. Tính riêng Hậu Giang có 3 tuyến cao tốc đi qua (Cần Thơ - Cà Mau; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu).
Sơ đồ các tuyến cao tốc theo hình xương sống Đồng bằng sông Cửu Long. Đồ họa: Duy Quang. |
Thứ hai, với khoảng cách không quá xa dự án và trung tâm thủ phủ Tây Đô, làn sóng phát triển sẽ lan từ Cần Thơ sang các địa phương lân cận như Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp có phần nhanh hơn.
Anh Hoàng Nhã - giám đốc phát triển vùng một doanh nghiệp bất động sản tại Vị Thanh, Hậu Giang chia sẻ, “khoảng cách từ Vị Thanh đến sân bay Cần Thơ là 57km tương đương chỉ 1h di chuyển bằng ôtô. Đây là khoảng cách lý tưởng để hưởng lợi trực tiếp từ sân bay quốc tế khi đi vào hoạt động. "
Thứ ba, yếu tố chi phí đầu tư vẫn còn mềm thu hút đầu tư mạnh mẽ. Theo khảo sát, mặc dù liền kề thủ phủ Tây Đô, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang có mức giá bất động sản trung bình lần lượt là 15, 25, 35 triệu/m2, tại Cần Thơ là 48 triệu đồng/m2. Hậu Giang liền kề phía Nam Cần Thơ và cũng có mức giá thấp nhất, hiện đang là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư.
Một góc thành phố Vị Thanh từ trên cao. Ảnh: Duy Quang. |
Trong 2 năm 2021-2022, Hậu Giang đã đón sóng đầu tư mạnh mẽ, bước đầu nguồn vốn đầu tư vào nâng cấp hạ tầng đô thị, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp phục vụ xuất khẩu. Về thu hút đầu tư trong nước, toàn tỉnh có 420 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư gần 160.000 tỷ đồng.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đến nay có 24 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 617,411 triệu USD. Cuối năm 2021 dự án nâng cấp đô thị Vị Thanh đã được thông qua với ngân sách hơn 830 tỷ đồng. Cùng nhiều dự án được quy hoạch bài bản, nâng tầm đô thị như đô thị kiểu Ý đầu tiên tại Vị Thanh - The Venice City, Vincom Vị Thanh, Vị Thanh Villas…
Cũng nói thêm rằng, Hậu Giang sở hữu vị trí độc đáo khi nằm giữa cảng biển Trần Đề và cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Tác giả: Tuấn Sơn
Nguồn tin: vneconomy.vn