Thế giới

Cận cảnh hóa thạch nhện 99 triệu năm tuổi

Xác của hai con nhện đực bị chôn vùi trong hổ phách suốt 99 triệu năm sau qua khi bị nhựa cây bao phủ.

Phải đến gần đây, các nhà khoa học mới phát hiện ra mảnh hổ phách này, từ đó bắt tay vào nghiên cứu.

Mẫu vật có niên đại lên tới 99 triệu năm này là một loại nhện đã tuyệt chủng trong họ Tetrablemmidae, loài nhện đang sinh sống ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

Hóa thạch nhện có niên đại 99 triệu năm.

Theo Paul Selden, giáo sư sinh vật học trường Đại học Kansas, những con đực thuộc dòng Tetrablemmidae thường có phần sừng mọc trên đầu và răng nanh. Tuy nhiên, sừng của mẫu vật được tìm thấy mới đây thậm chí còn có cấu tạo phức tạp hơn so với thông thường.

Cả hai hóa thạch này được được tìm thấy trong một hầm mỏ ở Myanmar. Chúng đã được rao bán ở Trung Quốc trước khi đến tay các nhà khoa học.

Thông thường, một chú nhện Tetrablemmid có 6 mắt. Tuy nhiên trong mẫu vật mới tìm thấy không hề có bộ phận này rất có là bởi chúng đã không được bảo quản tốt.

Mặc dù vậy, những đặc điểm còn lại trên cơ thể cho thấy loài nhện này rất giống với loài nhện thuộc chi Sinamma của Sinamma hiện đang sống ở Tây Nam Trung Quốc.

Selden và các cộng sự của ông quyết định đặt tên loài nhện mới này là Electroblemma. "Electro" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là hổ phách còn "blemma" là hậu tố thường dùng cho các chi nhện thuộc họ Tetrablemmidae.

Tác giả bài viết: Song Hy

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP