Trọng tâm được coi như là điểm tập trung toàn bộ trọng lượng của bánh xe. Về lý thuyết, nếu coi vành, lốp là lý tưởng thì trọng tâm nằm chính giữa bánh.
Nhưng thực tế, vành và cả lốp không tròn tuyệt đối, không đồng nhất về chất liệu và hình dạng khiến cho trọng tâm lệch khỏi trục quay của bánh. Khi quay tròn, lực quán tính ly tâm làm bánh bị lắc quanh trục của nó gây ra hiện tượng rung. Việc bổ sung thêm trọng lượng giúp điều chỉnh trọng tâm bánh xe trở lại trục quay sẽ triệt tiêu lực quán tính ly tâm.
Hệ thống treo nhạy giúp người lái có cảm giác tốt về mặt đường nhưng chúng cũng dễ dàng truyền rung động tới ca-bin. Bánh không cân bằng bắt đầu gây sự chú ý khi xe chạy ở tốc độ 50 km/h và sẽ tạo ra rung động mạnh khi đạt vận tốc 80 km/h. Nếu rung động truyền vào vô-lăng hãy kiểm tra bánh trước. Còn nếu bạn nhận thấy cảm giác rung được truyền từ ghế hãy cân bằng lại bánh sau.
Đai lốp bị lỗi cũng có thể gây ra hiện tượng rung tương tự như việc bánh xe mất cân bằng, nhưng hiện tượng rung lại xuất hiện ở tốc độ thấp hơn, khoảng 30 - 50 km/h, lên tốc độ cao hiện tượng rung giảm bớt.
Độ cứng vững không đồng đều của một số loại lốp cũng là nguyên nhân phát sinh hiện tượng rung.
Ta-lông lốp (Tread), Xương mành (Steal belt), Đai ni-lông (Nylon Overlays). Lớp mặt bên đàn hồi (Silewall), Tanh (Bead), Lớp sợi bố (Ply turn up).
Để khắc phục hiện tượng rung lắc trên ta cần phải đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng có uy tín để cân bằng động bánh xe.