Chào mọi người!
Giờ là lúc mà tôi có thể thở phào nhẹ nhõm sau gần 15 năm làm dâu và phải chịu cảnh nhà chồng khinh thường vì xuất thân trong gia đình nghèo khó. Khi nhà chồng sa cơ lỡ vận, cuộc đời tôi mới được thay đổi, bước sang trang mới. Đây cũng là lúc tôi có thể tự tin rời khỏi những con người ghê sợ đó.
Tôi lấy chồng cách đây gần 15 năm. Nhà chồng tôi khá giàu trong vùng. Nhà anh khi đó có hai tiệm vàng, ba anh lại là chủ thầu xây dựng trong vùng nên được rất nhiều người trọng vọng.
Trong khi đó, tôi chỉ là gái quê, sinh ra ở một xã nghèo, bố mẹ lại làm nông. Thế nên ngay từ đầu, tôi đã bị gia đình chồng phản đối. Mẹ chồng bảo nhà tôi không môn đăng hộ đối. Nhà bà không cần dâu xinh, dâu có học thức mà chỉ cần bố mẹ dâu có địa vị là đủ.
Giờ là lúc mà tôi có thể thở phào nhẹ nhõm sau gần 15 năm làm dâu và phải chịu cảnh nhà chồng khinh thường vì xuất thân trong gia đình nghèo khó. Khi nhà chồng sa cơ lỡ vận, cuộc đời tôi mới được thay đổi, bước sang trang mới. Đây cũng là lúc tôi có thể tự tin rời khỏi những con người ghê sợ đó.
Tôi lấy chồng cách đây gần 15 năm. Nhà chồng tôi khá giàu trong vùng. Nhà anh khi đó có hai tiệm vàng, ba anh lại là chủ thầu xây dựng trong vùng nên được rất nhiều người trọng vọng.
Trong khi đó, tôi chỉ là gái quê, sinh ra ở một xã nghèo, bố mẹ lại làm nông. Thế nên ngay từ đầu, tôi đã bị gia đình chồng phản đối. Mẹ chồng bảo nhà tôi không môn đăng hộ đối. Nhà bà không cần dâu xinh, dâu có học thức mà chỉ cần bố mẹ dâu có địa vị là đủ.
Ngày về nhà chồng làm dâu, tôi bị cả nhà chồng xem thường vì nhà nghèo, khốn khó. Ảnh minh họa.
Chính vì vậy mà suốt 2 năm yêu nhau, tôi bị cả gia đình nhà chồng cấm cửa. Chỉ đến khi tôi nhỡ có bầu, chồng tôi về cầu xin và tuyên bố. Nếu không cho cưới thì anh sẽ tự tổ chức đám cưới ở ngoài và xem như nhà mất đứa con trai nên bố mẹ anh ấy mới đồng ý.
Nghĩ lại ngày cưới mà tôi thương bố mẹ mình vô cùng. Người ta giàu có, khách khứa xe to xe nhỏ, còn nhà tôi chỉ mấy cái xe đạp quê, mấy cái xe cub đi theo đưa cháu về nhà giàu làm dâu. Đến nơi còn bị nhà trai cho sang một cái rạp cưới riêng, khách khứa nhà trai thì ngồi ở một khu vực sang trọng hơn.
Đến lúc đón dâu, tôi tìm mãi không thấy người thân, lúc đó mới hay biết, nhà mình được tiếp đãi ở một nơi riêng biệt. Mãi tới lúc giới thiệu nhà gái, bố mẹ tôi mới được đưa sang khi đã thay bộ trang phục mới do nhà trai sắp đặt.
Tôi biết, ngày cưới của tôi, bố mẹ buồn lắm nhưng vẫn cố cười vui để con gái không tủi thân.
Khi về làm dâu, nhiều lần bị mẹ chồng, bố chồng, anh chị em chồng hắt hủi, tôi vẫn âm thầm chịu nỗi đau một mình mà không dám kể cho bố mẹ đẻ biết. Tôi sợ bố mẹ sẽ phải buồn lòng.
Đã có lần, tôi bị mẹ chồng chửi mắng té tát vì bà nhỡ làm mất mấy trăm nghìn mà không tìm đâu ra. Bà nghi ngờ tôi lấy cắp để gửi về cho bố mẹ đẻ.
Từ ngày về làm dâu, hầu như mọi việc nhà đều vào tay tôi. Mẹ chồng tôi bảo “Nhà không có cái gì làm của hồi môn thì lao động chăm chỉ vào mà bù lại”. Em gái chồng thì dè bỉu, khinh khỉnh chê: “Nhà chị ấy ghê quá mẹ ạ. Bây giờ mà còn ở nhà đất cấp 4. Chắc cưới anh mình họ mới biết đi xe ô tô là như thế nào ấy mẹ nhỉ”. Rồi mẹ con họ cứ cười ha hả trong phòng xem phim để tôi một mình lau dọn.
Họ khinh nhà tôi nghèo, chê nhà tôi quê mùa nhưng có một điều thua kém, đó là chị em tôi ai cũng học hành tốt. Bởi từ nhỏ, cha mẹ tôi đã dạy: “Nhà mình nghèo nên các con cố gắng mà học hành cho tốt. Cứ ra khỏi làng mình, xã mình được là tốt lắm rồi”.
Vì vậy mà nhà 4 anh em thì cả 4 đều tốt nghiệp đại học. Anh tôi học một trường thuộc khối lực lượng vũ trang, ra trường được phân việc luôn. Chị gái tôi học sư phạm bằng giỏi, làm giáo viên cấp 3 trong huyện. Còn tôi và em út học kinh tế, em thì tự thi đỗ vào ngân hàng lớn ở Hà Nội, còn tôi cũng được nhận vào Sở Tài chính của tỉnh.
Còn nhà họ, được mỗi chồng tôi tốt nghiệp trường dân lập, còn lại mấy anh chị em đều học hết cấp 3, thi đại học năm này qua năm khác không đỗ. Anh chồng học xong cấp 3 ở nhà phụ ba mẹ chồng bán vàng. Hai cô em chồng học trung cấp trong tỉnh xong rồi lấy chồng, sinh con.
Chính vì điều đó mà họ bớt lên mặt với nhà tôi hơn. Năm tôi sinh cháu thứ nhất, là con gái, mẹ chồng tôi bảo, “nhà này hay thật, đứa nào cũng đẻ toàn vịt giời”. Cháu ruột của bà mới chào đời mà được chào đón một câu như vậy đấy.
Năm thứ hai, tôi bảo chồng xin ra ngoài ở riêng, không có nhà thì thuê nhà, tôi không thể vừa đi làm, vừa về chăm con lại phục vụ cả nhà chồng mãi được. Chồng tôi thì sợ mẹ mắng nên không dám nói chuyện.
Cuối cùng chính tôi là người đặt vấn đề trước và nhận được câu trả lời rằng: “Chúng mày đủ lông đủ cánh thì ra ngoài. Đi rồi có khổ thì tự mà nuôi nhau, đừng tìm về nhà này xin tiền là được”.
Từ khi bước chân vào làm dâu, tôi chưa ngửa tay xin bà một lần nào, vậy mà đi đâu gặp ai, mẹ chồng tôi cũng rêu rao vợ chồng tôi ăn nhờ ở đậu, ông bà nuôi.
Rồi cuối năm 2015, bố chồng tôi kinh doanh bất động sản thua lỗ, mọi gia sản trong nhà gần như bán hết để trả nợ. Hai tiệm vàng cũng phải gán cho nhà người ta mà chưa hết nợ. Trong khi đó, vợ chồng tôi đã tự mua đất xây được nhà ở tỉnh. Tất cả đều một tay tôi và anh chị em nhà tôi hỗ trợ, nhà chồng tôi không giúp được một đồng nào.
Cầm 300 triệu đưa cho mẹ chồng đàng hoàng trước anh em trong nhà, tôi như rửa được nỗi ấm ức bao năm qua chịu đựng. Ảnh minh họa.
12 năm ra ở riêng, tôi cũng tích góp được một khoản kha khá. Tôi rút 300 triệu mang về đưa đường hoàng cho mẹ chồng ngay trước mặt anh chị em trong nhà. Mẹ chồng tôi lúc đó mới khúm núm lấy tiền rồi khóc lóc ôm lấy tôi xin lỗi.
Thực sự, viết những dòng này ra, mọi người sẽ bảo tôi lên mặt với nhà chồng nhưng có sống cảnh phục dịch không khác gì ô sin nhà họ thì mới hiểu đời làm dâu nhà giàu khổ nhục như thế nào.
Đến bây giờ thì tôi có thể tự tin, hãnh diện cho anh em nhà chồng biết, con nhà nghèo có cái giá như thế nào rồi. Chúng tôi có thể tự vươn lên bằng sức lực, bàn tay của mình, còn họ không một công việc gì ổn định, chẳng biết rồi họ sẽ xoay xở ra sao.
Tác giả bài viết: Trịnh Thị Thảo