50 năm cuộc đời
Nhắc đến HLV Trần Bình Sự, hầu hết đều nói đến Hải Phòng vì đơn giản cả sự nghiệp cầu thủ, ông đều cống hiến cho đội bóng đất Cảng. Thế nhưng, theo như tiết lộ của ông, Hà Nam mới là quê hương chứ Hải Phòng chỉ là nơi sinh ra, lớn lên và lập nghiệp.
"Cuộc đời tôi bị cột chặt ở đất Cảng. Những năm tháng trẻ thơ, được đá bóng cùng chúng bạn ở Nhà hát lớn, rồi lớn hơn nữa được đầu quân cho đội Công an Hải Phòng.
Nhưng quê hương tôi mãi tận Hà Nam . Dù ở đâu thì quê hương hay đất ở đều đáng được trân trọng và tôi mang theo nó trong suốt cuộc đời này", ông Sự chia sẻ.
Ông Sự chính là HLV của ĐT Việt Nam từng tham dự SEA Games 1993 tại Philippines . Ngày ấy, làm "phó tướng" cho ông Sự là những "cây đa cây đề" trong giới như huyền thoại của Cảng Sài Gòn – Phạm Huỳnh Tam Lang, cựu HLV của Thể Công - Nguyễn Văn Vinh hay Lê Đình Chính của Tổng cục đường sắt.
Nhà cầm quân 69 tuổi này chính là thầy của Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hồng Sơn, Lư Đình Tuấn, Phan Thanh Hùng… từ thời cầu thủ, cho đến khi họ treo giày chuyển sang sự nghiệp huấn luyện. Có lẽ vì thế, mỗi khi nhắc đến ông Sự, họ đều nhìn với ánh mắt nể phục của một vị tướng già nơi sa trận.
Nhắc đến HLV Trần Bình Sự, hầu hết đều nói đến Hải Phòng vì đơn giản cả sự nghiệp cầu thủ, ông đều cống hiến cho đội bóng đất Cảng. Thế nhưng, theo như tiết lộ của ông, Hà Nam mới là quê hương chứ Hải Phòng chỉ là nơi sinh ra, lớn lên và lập nghiệp.
"Cuộc đời tôi bị cột chặt ở đất Cảng. Những năm tháng trẻ thơ, được đá bóng cùng chúng bạn ở Nhà hát lớn, rồi lớn hơn nữa được đầu quân cho đội Công an Hải Phòng.
Nhưng quê hương tôi mãi tận Hà Nam . Dù ở đâu thì quê hương hay đất ở đều đáng được trân trọng và tôi mang theo nó trong suốt cuộc đời này", ông Sự chia sẻ.
Ông Sự chính là HLV của ĐT Việt Nam từng tham dự SEA Games 1993 tại Philippines . Ngày ấy, làm "phó tướng" cho ông Sự là những "cây đa cây đề" trong giới như huyền thoại của Cảng Sài Gòn – Phạm Huỳnh Tam Lang, cựu HLV của Thể Công - Nguyễn Văn Vinh hay Lê Đình Chính của Tổng cục đường sắt.
Nhà cầm quân 69 tuổi này chính là thầy của Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hồng Sơn, Lư Đình Tuấn, Phan Thanh Hùng… từ thời cầu thủ, cho đến khi họ treo giày chuyển sang sự nghiệp huấn luyện. Có lẽ vì thế, mỗi khi nhắc đến ông Sự, họ đều nhìn với ánh mắt nể phục của một vị tướng già nơi sa trận.
HLV Trần Bình Sự là 1 trong 2 thuyền trưởng cộm cán nhất V-League.
"Để nói về những con người này thì phải mất cả ngày. Họ không chỉ là cầu thủ giỏi mà còn là những HLV đầy tài năng. Cuộc đời của tôi đã có bao nhiêu cuộc đối đầu với những "đối thủ" như vậy.
Thật thú vị khi thầy - trò "đấu trí" với nhau và tôi xem họ là những đồng nghiệp để học hỏi. Dĩ nhiên, nếu có một điều để tiếc, tôi nghĩ mình không được may mắn làm việc với những HLV nước ngoài giỏi như Weigang, Riedl, Calisto…
Chẳng sao cả, làm bóng đá, đôi khi kinh nghiệm cũng là một phương tiện để chiến thắng", ông Sự nói về những cậu học trò và cũng là đồng nghiệp của mình bây giờ.
HLV Trần Bình Sự cho biết, ông có hơn 50 năm gắn bó với bóng đá. Và cuộc đời ông dường như gắn với chủ nghĩa "xê dịch", nghĩa là phải bôn ba đây đó mới làm nghề được.
Trầm tư một lúc, vị tướng già này tâm sự rằng: "Không biết số tôi có ‘đỏ’ không, chứ ngày bước vào nghề cho đến bây giờ, tôi chưa bao giờ phải chịu cảnh thất nghiệp cả. Tôi ở Hòa Phát của bầu Long đến 6 năm, Đồng Nai có 8 năm, Bình Dương cũng 2 năm.
Có những nơi tôi đến "đất lạ hóa quê hương" như Đồng Nai. Tôi nói thật, cái vùng Biên Hòa này, người ta sống có Tình lắm. Có lẽ vì thế, có lúc tôi đã nghĩ mình sẽ treo sa bàn rồi. Ấy vậy mà, đội thiếu người, họ mời, tôi cả nể quá lại vô Nam !".
Tướng 2 lần về hưu
"Có lẽ đá nốt trận này Bác nghỉ thôi cháu ạ!". Vâng, tôi vẫn nhớ như in, cuộc điện thoại năm ngoái ông Sự gọi cho tôi. Đấy là thời điểm, Đồng Nai phải ngậm ngùi xuôi đò về giải hạng Nhất.
Cái buổi chiều hôm ấy, Đồng Nai vẫn chưa hết cửa nhưng ông Sự biết, đội bóng của ông không thể "qua con trăng" này. Tôi đã nghĩ, đó là dự cảm của người tướng già.
Nhưng không phải, kinh nghiệm xương máu đã giúp cho ông Sự "gỗ" ngửi được cái mùi của cuộc chơi mà theo ông là "vi trùng" ở khắp nơi trong bóng đá.
Trước ngày ra sân bay về Hải Phòng, ông Sự cảm thán: "Bác nghỉ như thế này thì xót lắm, thương lắm vì đám học trò không biết nay mai sẽ ra sao. Trong số ấy, có những thằng mà bác coi chúng nó như con. Có những lúc, biết nó thiếu thốn, dấm dúi cho vài đồng tiêu vặt".
Sự nghiệp của ông Sự "đỏ" nhưng chưa 1 lần vươn tới đỉnh cao vinh quang.
Quả thật, năm ngoái, "tướng" Sự toan đã về hưu. Về với cái thú điền viên, quây quần bên con cháu sau những năm đi biền biệt. Ấy vậy mà, ông lại xách va li vào lại Đồng Nai chỉ vì thương đám học trò và cái tình của mảnh đất mà nói là như quê hương thứ 3 của ông vậy.
"Gia đình trách chứ, tuổi này phải ở nhà nghỉ dưỡng chứ làm gì nữa. Mà tôi thì hơi tham, cái sự tham vì lửa đam mê chưa nguội. Tôi vẫn còn khát khao để được cống hiến cho người tình bóng đá. Và tôi nghĩ mình không sai.
Những người thân trong gia đình có nói này nói nọ thì họ vẫn ủng hộ tôi, dù họ biết bóng đá đôi khi ‘bạc’ lắm!", HLV Trần Bình Sự trần tình.
Sau scandal dàn xếp tỷ số làm rúng động bóng đá Việt Nam, Đồng Nai chìm sâu vào cuộc khủng hoảng và họ đã chấp nhận cái kết cay đắng đó là xuống hạng.
Có vẻ như ông Sự đã "liều" khi trở lại Đồng Nai khi mà hoàn cảnh đã đổi thay. Đội bóng miền Đông Nam bộ tan hoang sau "cơn bão", lực lượng chỉ làng nhàng và chẳng có sự đầu tư như bao năm trước.
Vậy mà, vị thuyền trưởng này vẫn lèo lái Đồng Nai lọt vào tốp trên để chơi trận play-off, đua tranh lên V- League. Chiều qua (28/8), Đồng Nai đã "chiến bại" như được dự báo trước đó.
Nguyên do, đội bóng không có tiền đầu tư lên hạng và chẳng có nhu cầu trở lại mái nhà xưa, bởi lên đó chỉ có khổ, cho đến khổ mà thôi.
Cái kết đắng cho ông Trần Bình Sự.
"Ừ, lần này tôi về thật"
Trước ngày Đồng Nai hành quân ra Nam Định, HLV Trần Bình Sự đã "xác định" tư tưởng, chơi một trận đấu cho vui vẻ rồi ai về nhà nấy.
Có lẽ vì thế, đám học trò của ông đã chuẩn bị một bữa tiệc để nói lời giã biệt với người thầy đáng kính của mình. Mà thật ra nói là tiệc cho nó sang, chứ đó cũng giống như bao bữa cơm bình thường. Nếu có thì canh đầy hơn, thịt, cá nhiều hơn một chút và có thêm một ít bia cho thơm miệng.
Không có giọt nước mắt trong cái buổi chia tay tối hôm ấy, mà chỉ có tiếng nhạc xập xình và bao quanh là tiếng dế ở khán đài B sân Đồng Nai.
Ông Sự cứ ngồi tư lự. Chiếc kính dày độp không che được ánh mắt đỏ hoe khi đám học trò cứ thay nhau chúc ông sức khỏe và xin được chụp ảnh với ông làm kỷ niệm.
Tuấn Anh, cậu học trò mà ông Sự lôi về từ Viettel nghẹn ngào: "Tôi rất kính trọng bác Sự. Ông ấy không chỉ là người thầy mà còn là một người cha, với một nhân cách lớn. Tôi cảm thấy buồn khi phải chia tay với bố Sự nhưng có lẽ đành phải vậy thôi".
HLV Trần Bình Sự rất được lòng học trò.
Như đã nói, sau trận đấu với Nam Định, ông Sự đã trở về đất Cảng và không hẹn ngày tái ngộ nữa. Tôi đã hỏi ông, lần này bác đã về thật chưa? Vị tướng già này cười ý nhị: "Ừ, lần này có khi tôi về thật, cũng mệt rồi".
Nghe giọng ông có vẻ buồn lắm! Mà không buồn sao được khi cái kết của ông chẳng được đẹp lung linh như đã từng nghĩ. Cả 2 năm "tướng" Sự nói về hưu thì cả 2 năm, những giọt nước mắt đều chảy ngược vào trong.
Tôi thì tôi chưa tin ông Sự về hưu. Bởi mai này, nếu ai đó có gọi, ai đó mời bằng tấm chân tình có khi ông lại tái xuất. Và tôi biết ở tuổi 69, ngọn lửa đam mê trong ông vẫn chưa cạn, nó vẫn le lói và sẵn sàng bùng cháy, nếu như một mai gặp một môi trường, một minh chủ thật tốt.
Còn bây giờ, có lẽ "tướng" Sự nên nghỉ ngơi vì chốn xa trường như V-League hay giải hạng Nhất đã và đang đầy "cạm bẫy" và thị phi.
Thì đấy, người bạn già của ông Sự là HLV Lê Thụy Hải đã xin nghỉ ở Thanh Hóa vì không chịu được sự đỏng đảnh của các ông chủ, dù cả hai giống nhau là đi làm không phải vì tiền.
Khi niềm tin bị phản bội
Phạm Hữu Phát là một trong những cậu học trò mà ông Sự yêu quý. Chính một tay ông Sự giúp tiền vệ này trở lại Đồng Nai và trao chiếc băng đội trưởng của đội bóng.
Nhưng chính cậu học trò này đã phản bội niềm tin khi cầm đầu nhóm 6 cầu thủ dính dáng đến dàn xếp tỷ số và bị cấm thi đấu vĩnh viễn. Dù vậy, ông Sự chưa bao giờ trách học trò, ông chia sẻ với báo giới:
"Trong thâm tâm tôi, Phát là cầu thủ tốt, sống có tình nghĩa. Tiền có lẽ không phải mục đích chính của Phát ở vụ việc này vì nó cũng chỉ vài chục triệu đồng. Cái chính là do nhận thức và hiểu biết về pháp luật còn non nớt, ấu trĩ. Phát đáng thương hơn là đáng trách".
Chưa một lần lên đỉnh
Trong suốt sự nghiệp cầm quân của mình, dù được xem là một HLV gạo cội nhưng ông Trần Bình Sự chưa một lần vương tới đỉnh cao như người bạn già của mình là Lê Thụy Hải.
Thành tích lới nhất của ông Sự có được chính là ngôi Á quân cùng Bình Dương năm 2003. Còn lại, dường như nhà cầm quân này chỉ được nhắc đến khi dẫn dắt các đội bóng hạng trung lên chơi V-League, hoặc đóng vai ngựa ô.
Vác "lúa nhà" thưởng cho học trò
Ông Sự được học trò gọi bằng bố vì ông có một nhân cách đó là ông không bao giờ nhận tiền "bôi trơn" của các học trò. Ông kể: "Các đội có thể cũng có tình trạng, cầu thủ gọi điện cho HLV và đưa ra con số trích lại phần trăm.
Đội của tôi, có cầu thủ bảo: "Bác ký cho cháu 300 triệu nhưng viết lên thành 400 triệu đồng. 100 triệu, bác hưởng".
Tôi gạt đi ngay và bảo: "Của các cháu bao nhiêu, cháu lấy cả, trừ tiền nộp thuế. Bác không lấy đồng nào. Nhận tiền của các cháu thì bác còn huấn luyện thế nào. Các cháu sẽ sẵn sàng bất tuân thủ theo kiểu: Ông lấy tiền của tôi, thì ông nói thế nào được tôi?".
Thậm chí, mùa bóng năm 2015, rất nhiều lần để "khích tướng" ông móc cả trăm triệu thưởng cho các học trò.
Tác giả bài viết: Lập Trần