Gần một tháng sau khi Chính phủ ban hành quyết định về mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội với lãi suất 4,8% một năm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, việc bố trí nguồn tiền từ ngân sách để thực hiện chính sách này vẫn đang "tắc".
Giải trình về sự chậm trễ này tại cuộc họp của Chính phủ ngày 1/7, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết khi triển khai quyết định của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng việc bố trí vốn đầu tư công để cấp bù lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội không nằm trong quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng về tiêu chí cũng như hạn mức cấp. Đồng thời, ngân sách Nhà nước hiện cũng không đủ khả năng cân đối nên đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng và Ngân hàng Chính sách xã hội lo nguồn vốn ngoài ngân sách.
“Bộ Xây dựng không phải bộ tổng hợp cân đối vốn nên không biết huy động nguồn từ đâu”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói thẳng.
Giải trình về sự chậm trễ này tại cuộc họp của Chính phủ ngày 1/7, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết khi triển khai quyết định của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng việc bố trí vốn đầu tư công để cấp bù lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội không nằm trong quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng về tiêu chí cũng như hạn mức cấp. Đồng thời, ngân sách Nhà nước hiện cũng không đủ khả năng cân đối nên đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng và Ngân hàng Chính sách xã hội lo nguồn vốn ngoài ngân sách.
“Bộ Xây dựng không phải bộ tổng hợp cân đối vốn nên không biết huy động nguồn từ đâu”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói thẳng.
Lãnh đạo Chính phủ tại cuộc họp với các địa phương ngày 1/7. Ảnh: VGP
“Rất nhiều kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi về Bộ để hỏi về gói vay này, nhưng chúng tôi cũng chưa biết trả lời sao. Họ đang rất mong mỏi chính sách nhà ở xã hội này được thực hiện sớm, nhất là khi gói vay tín dụng 30.000 tỷ đồng sắp kết thúc”, ông Phạm Hồng Hà nói thêm và đề nghị Thủ tướng chỉ đạo dứt điểm việc này do thời gian “chốt” nguồn vốn đầu tư trung – dài hạn đã cận kề.
Tổng kết số liệu trước đó của Bộ Xây dựng cho biết, đến nay các địa phương mới có 145 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với 58.500 căn hộ hoàn thành, còn 174 dự án đang triển khai với quy mô 139.300 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 56.800 tỷ đồng.
Đối với các căn hộ đã hoàn thành, hầu hết đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội đã ký hợp đồng cam kết vay trước thời điểm 31/3/2016. Đối với 139.000 căn hộ của các dự án đang triển khai, hầu hết chưa đến giai đoạn huy động vốn vì phải đợi hoàn thành phần móng.
Bộ trưởng Xây dựng nhấn mạnh, chính sách vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi 4,8% một năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội càng được chốt sớm thì càng huy động được nguồn vốn lớn để đưa vào sản xuất kinh doanh trong thời điểm khó khăn hiện nay.
Sau ý kiến này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương phối hợp cùng các bộ, ngành triển khai ngay chính sách này, đặc biệt là nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp cho công nhân. “Chủ trương của Chính phủ và Bộ Xây dựng là phải chuyển hướng sớm vấn đề này, địa phương phải quan tâm vấn đề này. Không thể để công nhân làm việc tại các khu công nghiệp thiếu thốn nhà ở, phải đi ở nhà thuê với giá đắt đỏ”, ông nói.
“Tôi đã gặp 5.000 công nhân Đồng Nai và họ kiến nghị vấn đề này rất mạnh. Các tỉnh phải dành đất đai cho phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động, có thiết chế văn hóa cần thiết, để công nhân sống lành mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu tối thiểu tốt hơn”, Thủ tướng yêu cầu. Tuy vậy, trong phần báo cáo, làm rõ thêm một số vấn đề sau đó, các bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ chưa đưa thêm ý kiến về giải pháp thu xếp vốn cho chính sách cho vay nhà ở xã hội nêu trên.
Cũng tại cuộc họp của Chính phủ, vấn đề xuất khẩu nông sản phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc cũng được bàn tới. Theo Bộ trưởng Công Thương - Trần Tuấn Anh, riêng mặt hàng trái cây Việt Nam có tiềm năng nhưng xuất khẩu vẫn bị động trong từng mặt hàng, ví như mặt hàng dưa hấu, vải… "Vẫn biết rằng không nên lệ thuộc vào thị trường này quá nhiều nhưng đây là thị trường tương đối dễ tính, thuận lợi cho sản phẩm của Việt Nam", Bộ trưởng nhận xét.
Về lâu dài, lãnh đạo ngành công thương cho rằng phải đẩy mạnh và hướng sang các thị trường tuy khó tính, như Mỹ, EU, Nhật… để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam. "Trong rà soát điều kiện kinh doanh vừa rồi, Bộ Công Thương đã điều chỉnh nhiều quy định để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng dung lượng mặt hàng xuất khẩu", ông nói.
Lắng nghe phần trình bày của Bộ trưởng Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi: "Không phải ngẫu nhiên khi gạo là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam nhưng Trung Quốc lại mua của Thái Lan nhiều hơn? Đây là vấn đề rất cần suy nghĩ". Ông yêu cầu Bộ Công Thương cần lập tức họp bàn với các bộ, ngành để đưa ra giải pháp bài bản để “xốc” lại xuất khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo... trong nửa cuối năm còn lại.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ tăng 5,9% trong nửa đầu năm, cùng tình hình kinh tế được dự báo sẽ khó khăn về thị trường, giá... thì khả năng đạt mục tiêu tăng 10% cả năm là khá khó khăn. “Dự báo tăng trưởng xuất khẩu cả năm sẽ chỉ đạt khoảng 8%”, ông nói.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hoài