10 giờ sáng. Bến xe buýt đã vãng khách. Cái nắng chói chang khiến tôi muốn vã mồ hôi. Chiếc ba lô trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Hôm nay, ông giám đốc nhìn vào thân hình gầy nhom của tôi và lắc đầu. Tôi lại trượt vòng phỏng vấn. Tôi xếp gọn bì hồ sơ, lặng lẽ ra về.
Cuối cùng, tôi đã hiểu cảm giác của một con mèo khi bị bỏ đói rút cuộc là thế nào. Vài bác khuân phu đâu cũng trạc tuổi ba tôi nặng nhọc lê từng bước. Mấy cái bao tải như anh chàng lười chỉ muốn nằm vật ra, khó bảo. Thi thoảng đi ngang qua, họ lại nhìn tôi bằng ánh mắt ái ngại. Tôi liu diu mắt, ủ dột đến độ chẳng muốn mở lời…
Tôi bắt đầu nhớ về khoảng thời gian của mười lăm năm về trước. Khi mà cuộc sống của những con người nơi quê tôi nghèo đến mức chẳng có gạo mà ăn. Còn nhớ lúc tôi lên bảy, ruộng lúa khô hanh trông chờ vào giọt nước trời. Xong mùa, nhà nào cố vét hết thảy cũng chỉ đựng đủ vài ba thúng con con.
Ba mẹ tôi, những người sinh ra vào thời buổi chiến tranh khói lửa, không được học hành đến nơi đến chốn. Với họ, cái nghề nuôi sống bản thân cũng đã không, còn thêm bao nhiêu thứ đèo bồng. Thời buổi đó, ngay cả trong suy nghĩ kiếm được một công việc qua ngày đã là khó, huống gì nói đến công việc tốt. Hầu như cả xóm tôi, từ con nít, thanh niên đến người già, ai cũng chỉ biết quanh quẩn trong xóm, sống nhờ vào mấy củ sắn củ khoai.
Ba tôi nhàn đến mức ngày ngày chỉ biết cõng tôi trên lưng, mua từng đồng kẹo ú cho tôi ăn. Cái nghèo khổ bám víu mãi khiến ba trăn trở mỗi đêm. Giấc mơ của những người thôn quê như ba tôi dung dị đến nghèo nàn. Ba thường nói chỉ cần đủ ăn no ba bữa, còn lại lo cho chị em tôi đi học. Đối với ba, việc học của chị em tôi chưa bao giờ được phép quan trọng hơn bất cứ điều gì.
Ngày tôi ngây ngô vào lớp một, mẹ tôi sinh em là lúc ba bắt đầu nghĩ đến điều đó. Ba chạy vạy khắp nơi chỉ mong tìm được một công việc, kiếm vài đồng nuôi cả nhà. Quê tôi thuở ấy, sắn mía còn trồng nhiều. Cứ dăm ba bữa lại nghe tiếng còi xe trên đường lớn inh ỏi.
Từ hôm đó, ba tôi xin một chân vào đội bốc vác. Cứ khoảng chập choạng tối là ba lại xách rổ đi. Ba đi đến tối mịt mới về. Có khi là đến tận tờ mờ sáng hôm sau. Mấy hôm đầu, quen hơi ba, tôi loay hoay nằm chờ chẳng chịu ngủ. Dần dần, tôi nghĩ ra cách lấy áo ba rồi chui tọt vào trong và ngủ quên lúc nào cũng không hay. Chỉ biết sáng dậy đã thấy ba ở nhà. Tôi không biết ba đã làm gì cả đêm. Chỉ đơn giản là tôi nhìn thấy vài vết hằn đỏ trên vai ba. Nhưng tôi chưa bao giờ bận tâm về nó.
Mỗi ngày, ba vẫn cõng tôi đến trường vào lúc sáng sớm và đón tôi về khi trời trưa trật. Trong câu chuyện của mình, ba kể về tôi với ánh mắt chất chứa niềm vui và cả hi vọng. Còn tôi, chỉ lo sợ một nỗi bị bạn bè trêu chọc khi đi cùng ba. Tôi sợ bọn chúng sẽ cười nhạo tôi. Tôi sợ bộ quần áo đã sờn màu, nặng mùi mồ hôi của ba. Tôi ghét cả đôi dép su tuột một bên quai, khi ba đi cứ quệt chân ra ngoài. Tôi ghét đến nỗi chỉ cần ba vừa bỏ đôi dép ra là tôi lấm lét đem nó giấu ngay ở đống củi sau vườn.
Rồi tôi sẽ kì kèo mẹ mua đôi mới cho ba. Cho tới tận mấy hôm sau, ba vẫn đi chân đất hoặc nhặt đôi dép vứt ngoài chòi mang tạm, tôi mới chịu lôi nó trả lại chỗ cũ. Tôi không biết đôi chân ba mỗi ngày thêm chai sạn thì giấc mơ của chị em tôi mới được tròn vành hơn.
Những ngày mưa, trời trở gió, người ta không thuê làm. Ba lại bắc ghế ra ngoài hiên, sửa lại cái nơm, nghĩ cách bắt vài con cá cho bữa cơm chiều. Tôi cũng lật đật bế em theo, ngồi chồm hôm ghé đầu xem ba làm cho bằng được. Trời chập choạng, mưa cũng chẳng ngớt, con đường đất trước nhà nhão toét ra, quánh một màu đồng.
Đêm đó, tôi lại trở mình mãi với cái bụng lép xẹp. Bát cơm trộn sắn, dĩa muối xả không đủ làm tôi ấm lòng. Chiếc radio đầu giường vẫn đều đặn phát ra tin bão xa. Tiếng lá chuối cọ vào mái tranh không ngớt nghe như tiếng thở dài của ba. Tôi cuộn mình trong tấm ra mỏng tang, mơ tưởng mình được sinh ra trong gia đình có ba làm bác sĩ, mẹ làm giáo viên…
Tiếng xe buýt đỗ xịch xuống đường làm tôi như bừng tỉnh. Tiếng mời gọi hối hả của gã phụ xe khiến tôi cuống cuồng làm rơi cả đồ. Tấm hình duy nhất tôi chụp chung với ba nằm úp mặt trong chiếc ví, đã nhòe cả một góc. Tôi lấy nó ra, dùng bút nắn nót ghi vài chữ rồi lại bỏ vào. Tôi biết mình nên làm gì đó trước khi quá muộn. Tự nhiên nước mắt tôi chảy dài. Mặc cho chiếc xe đã mất hút một hồi lâu.
Cuối cùng, tôi đã hiểu cảm giác của một con mèo khi bị bỏ đói rút cuộc là thế nào. Vài bác khuân phu đâu cũng trạc tuổi ba tôi nặng nhọc lê từng bước. Mấy cái bao tải như anh chàng lười chỉ muốn nằm vật ra, khó bảo. Thi thoảng đi ngang qua, họ lại nhìn tôi bằng ánh mắt ái ngại. Tôi liu diu mắt, ủ dột đến độ chẳng muốn mở lời…
Tôi bắt đầu nhớ về khoảng thời gian của mười lăm năm về trước. Khi mà cuộc sống của những con người nơi quê tôi nghèo đến mức chẳng có gạo mà ăn. Còn nhớ lúc tôi lên bảy, ruộng lúa khô hanh trông chờ vào giọt nước trời. Xong mùa, nhà nào cố vét hết thảy cũng chỉ đựng đủ vài ba thúng con con.
Ba mẹ tôi, những người sinh ra vào thời buổi chiến tranh khói lửa, không được học hành đến nơi đến chốn. Với họ, cái nghề nuôi sống bản thân cũng đã không, còn thêm bao nhiêu thứ đèo bồng. Thời buổi đó, ngay cả trong suy nghĩ kiếm được một công việc qua ngày đã là khó, huống gì nói đến công việc tốt. Hầu như cả xóm tôi, từ con nít, thanh niên đến người già, ai cũng chỉ biết quanh quẩn trong xóm, sống nhờ vào mấy củ sắn củ khoai.
Ba tôi nhàn đến mức ngày ngày chỉ biết cõng tôi trên lưng, mua từng đồng kẹo ú cho tôi ăn. Cái nghèo khổ bám víu mãi khiến ba trăn trở mỗi đêm. Giấc mơ của những người thôn quê như ba tôi dung dị đến nghèo nàn. Ba thường nói chỉ cần đủ ăn no ba bữa, còn lại lo cho chị em tôi đi học. Đối với ba, việc học của chị em tôi chưa bao giờ được phép quan trọng hơn bất cứ điều gì.
Ngày tôi ngây ngô vào lớp một, mẹ tôi sinh em là lúc ba bắt đầu nghĩ đến điều đó. Ba chạy vạy khắp nơi chỉ mong tìm được một công việc, kiếm vài đồng nuôi cả nhà. Quê tôi thuở ấy, sắn mía còn trồng nhiều. Cứ dăm ba bữa lại nghe tiếng còi xe trên đường lớn inh ỏi.
Từ hôm đó, ba tôi xin một chân vào đội bốc vác. Cứ khoảng chập choạng tối là ba lại xách rổ đi. Ba đi đến tối mịt mới về. Có khi là đến tận tờ mờ sáng hôm sau. Mấy hôm đầu, quen hơi ba, tôi loay hoay nằm chờ chẳng chịu ngủ. Dần dần, tôi nghĩ ra cách lấy áo ba rồi chui tọt vào trong và ngủ quên lúc nào cũng không hay. Chỉ biết sáng dậy đã thấy ba ở nhà. Tôi không biết ba đã làm gì cả đêm. Chỉ đơn giản là tôi nhìn thấy vài vết hằn đỏ trên vai ba. Nhưng tôi chưa bao giờ bận tâm về nó.
Mỗi ngày, ba vẫn cõng tôi đến trường vào lúc sáng sớm và đón tôi về khi trời trưa trật. Trong câu chuyện của mình, ba kể về tôi với ánh mắt chất chứa niềm vui và cả hi vọng. Còn tôi, chỉ lo sợ một nỗi bị bạn bè trêu chọc khi đi cùng ba. Tôi sợ bọn chúng sẽ cười nhạo tôi. Tôi sợ bộ quần áo đã sờn màu, nặng mùi mồ hôi của ba. Tôi ghét cả đôi dép su tuột một bên quai, khi ba đi cứ quệt chân ra ngoài. Tôi ghét đến nỗi chỉ cần ba vừa bỏ đôi dép ra là tôi lấm lét đem nó giấu ngay ở đống củi sau vườn.
Rồi tôi sẽ kì kèo mẹ mua đôi mới cho ba. Cho tới tận mấy hôm sau, ba vẫn đi chân đất hoặc nhặt đôi dép vứt ngoài chòi mang tạm, tôi mới chịu lôi nó trả lại chỗ cũ. Tôi không biết đôi chân ba mỗi ngày thêm chai sạn thì giấc mơ của chị em tôi mới được tròn vành hơn.
Những ngày mưa, trời trở gió, người ta không thuê làm. Ba lại bắc ghế ra ngoài hiên, sửa lại cái nơm, nghĩ cách bắt vài con cá cho bữa cơm chiều. Tôi cũng lật đật bế em theo, ngồi chồm hôm ghé đầu xem ba làm cho bằng được. Trời chập choạng, mưa cũng chẳng ngớt, con đường đất trước nhà nhão toét ra, quánh một màu đồng.
Đêm đó, tôi lại trở mình mãi với cái bụng lép xẹp. Bát cơm trộn sắn, dĩa muối xả không đủ làm tôi ấm lòng. Chiếc radio đầu giường vẫn đều đặn phát ra tin bão xa. Tiếng lá chuối cọ vào mái tranh không ngớt nghe như tiếng thở dài của ba. Tôi cuộn mình trong tấm ra mỏng tang, mơ tưởng mình được sinh ra trong gia đình có ba làm bác sĩ, mẹ làm giáo viên…
Tiếng xe buýt đỗ xịch xuống đường làm tôi như bừng tỉnh. Tiếng mời gọi hối hả của gã phụ xe khiến tôi cuống cuồng làm rơi cả đồ. Tấm hình duy nhất tôi chụp chung với ba nằm úp mặt trong chiếc ví, đã nhòe cả một góc. Tôi lấy nó ra, dùng bút nắn nót ghi vài chữ rồi lại bỏ vào. Tôi biết mình nên làm gì đó trước khi quá muộn. Tự nhiên nước mắt tôi chảy dài. Mặc cho chiếc xe đã mất hút một hồi lâu.
Tác giả bài viết: Mùa Gió
Nguồn tin: