Nếu không có HLV 51 tuổi này, rất có thể Xuân Vinh đã giải nghệ từ lâu, không thể có cơ hội đến Rio để bước lên đỉnh cao nhất. Tại ASIAD 2010, Xuân Vinh đã trải qua một thất bại đầy bi kịch khi để vuột HCV vì để súng cướp cò đúng viên đạn cuối.
Khi ấy dù là một xạ thủ quân đội đầy bản lĩnh, Vinh cũng hoàn toàn suy sụp, không còn tin vào khả năng của mình. Không chỉ đứng ra bảo vệ Vinh, bà Nhung còn làm một chỗ dựa tinh thần thực sự của anh.
Vinh kể, trong thất vọng cùng cực, anh có hỏi bà Nhung một câu trước khi đưa quyết định: “Em có còn bắn được nữa không?”. Và chỉ nhờ một câu nói chân thành mà mạnh mẽ của bà Nhung: “Vinh sẽ giành HCV ASIAD và huy chương Olympic” mới có thể giúp anh trụ vững để theo tiếp nghiệp đầy khắc nghiệt ấy.
Khi ấy dù là một xạ thủ quân đội đầy bản lĩnh, Vinh cũng hoàn toàn suy sụp, không còn tin vào khả năng của mình. Không chỉ đứng ra bảo vệ Vinh, bà Nhung còn làm một chỗ dựa tinh thần thực sự của anh.
Vinh kể, trong thất vọng cùng cực, anh có hỏi bà Nhung một câu trước khi đưa quyết định: “Em có còn bắn được nữa không?”. Và chỉ nhờ một câu nói chân thành mà mạnh mẽ của bà Nhung: “Vinh sẽ giành HCV ASIAD và huy chương Olympic” mới có thể giúp anh trụ vững để theo tiếp nghiệp đầy khắc nghiệt ấy.
Nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh cùng nữ HLV Nguyễn Thị Nhung trả lời phỏng vấn trực tuyến của Zing.vn.
Hành trình “phục thù” của Vinh đã bắt đầu từ đó, với sự chăm lo, hỗ trợ từng li từng tí của bà Nhung. Trong đó, điều quan trọng, nữ HLV này đã “bắt” trúng điểm yếu cốt tử về tâm lý của Vinh. Hai cô trò đã cùng nhau tìm cách khắc phục bằng những bài tập chuyên biệt, tưởng như rất lạ như hô to “ tôi là VĐV giành huy chương Olympic” trước mỗi buổi tập, hay đứng tại chỗ, không cử động, không nói trong 2 tiếng đồng hồ hàng ngày...
Theo giới chuyên môn đánh giá, một lý do quan trọng giúp Vinh ngày càng nâng cao đẳng cấp, bản lĩnh chính là việc anh được tập huấn, thi đấu quốc tế rất nhiều. Và chính ở đây, vai trò của vị HLV nổi tiếng tháo vát này đã được chứng tỏ. Khoản kinh phí được cấp khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm cho cả môn, may ra cũng chỉ đáp ứng được việc đi đấu giải, còn để có các chuyến tập huấn thì bó tay.
Bà Nhung đã nỗ lực kết nối để Liên đoàn Bắn súng đồng ý hỗ trợ địa điểm tập huấn, chuyên gia. Nhờ thế, với khoản kinh phí khiêm tốn, mỗi năm Vinh được tranh tài ở 7-8 giải quốc tế, có vài chuyến tập huấn ở các địa điểm “xịn” của Hàn Quốc, bên cạnh chuyên gia tại chỗ.
Tại Olympic 2012, bà Nguyễn Thị Nhung rất đặc biệt khi là HLV nữ duy nhất ở môn bắn súng. Chưa kể, bà còn có thâm niên ở 3 kỳ Olympic liên tiếp. Và giờ khi Xuân Vinh giành HCV, lập kỷ lục thế giới, cả làng bắn súng đã phải ngã mũ ngưỡng mộ trước vị nữ HLV có biệt danh “bông hồng thép” này.
Tác giả bài viết: Huy Thành
Nguồn tin: