Chúng ta thường tìm kiếm những bài thuốc chữa bệnh "cao siêu" mà vô tình bỏ qua những cách làm đơn giản, ai cũng làm được, không gây tốn kém mà tác dụng lại có thể nhận thấy ngay tức thì.
trị đau đầu
Cách thực hiện
- Chọn một chiếc khăn sạch nhúng trong nước nóng khoảng 40-45 độ C, vắt khô vừa phải và đắp quấn vào chỗ bị đau mỏi. Mỗi 5 phút thay khăn một lần (làm ấm lại khăn hoặc dùng khăn nóng khác).
- Mỗi lần thực hiện khoảng 15-20 phút, áp dụng 3-4 lần/ngày cho đến khi bạn thấy bệnh đã chuyển biến tốt.
- Người không bị bệnh vẫn nên làm cách này để phòng và tránh bệnh, giúp cơ thể thư giãn, sảng khoái hơn.
- Tùy từng vùng bị đau hay mệt mỏi để bạn lựa chọn những chiếc khăn có kích thước phù hợp. Đắp mặt thì dùng khăn nhỏ, đắp toàn thân thì dùng khăn to.
Giảm bớt bệnh đau lưng
Khi bị nhức ở thắt lưng, bạn có thể dùng khăn ấm để chườm. Việc này có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng đau nhức. Nhưng nếu bệnh nghiêm trọng thì tốt nhất là bạn nên nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ.
Ngừa nguyên nhân thiếu máu lên tai
Dùng khăn ấm đắp lên hoặc lau chùi quanh vùng tai, có thể cải thiện tuần hoàn máu xung quanh vành tai, ngăn ngừa nguyên nhân thiếu máu lên tai gây nghễnh ngãng hoặc thính lực kém, thiếu máu cục bộ lâu dài sẽ sinh ra điếc.
Chữa đau mỏi cổ
Khi có hiện tượng cổ bị cứng, khó xoay chuyển, đau mỏi, bạn có thể quấn một chiếc khăn ấm quanh cổ, sau đó xoay cổ đủ các hướng một cách chậm rãi và mềm mại. Cũng có thể lấy khăn ấm đặt dưới cổ như một chiếc gối, ngửa đầu ra sau rồi lại cúi đầu về phía trước. Làm cách này sẽ nhận ngay kết quả khả quan sau khi thực hiện.
Một số người bị chứng thoái hóa đốt sống cổ sớm, cứng cổ, khi gặp thời tiết lạnh thì mỏi cổ hoặc không quay được cổ, nên thường xuyên đắp khăn nóng. Sau một thời gian quấn nóng cổ, tuần hoàn máu vùng cổ sẽ được cải thiện, giảm co thắt cơ bắp vùng cổ, giảm đáng kể chứng thoái hóa.
Giảm tình trạng đau bụng
Khi bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng khăn ấm để chườm. Việc chườm ấm có thể giúp giảm đau, hết ứ tắc và lưu thông khí huyết.
Tuy nhiên, những trường hợp đau bụng cấp tính chưa kịp chuẩn đoán thì không nên chườm khăn ấm.
Lưu ý: Khi chườm ấm thì nên chọn khăn sạch, ngâm với nước ấm khoảng 40-50 độ, sau đó vắt khô và chườm lên chỗ đau. Tốt nhất là nên sử dụng khăn xô mềm và sau mỗi 5 phút thì thay khăn nóng một lần. Mỗi lần chườm từ 15 đến 20 phút, mỗi ngày khoản 3-4 lần.
trị đau đầu
Cách thực hiện
- Chọn một chiếc khăn sạch nhúng trong nước nóng khoảng 40-45 độ C, vắt khô vừa phải và đắp quấn vào chỗ bị đau mỏi. Mỗi 5 phút thay khăn một lần (làm ấm lại khăn hoặc dùng khăn nóng khác).
- Mỗi lần thực hiện khoảng 15-20 phút, áp dụng 3-4 lần/ngày cho đến khi bạn thấy bệnh đã chuyển biến tốt.
- Người không bị bệnh vẫn nên làm cách này để phòng và tránh bệnh, giúp cơ thể thư giãn, sảng khoái hơn.
- Tùy từng vùng bị đau hay mệt mỏi để bạn lựa chọn những chiếc khăn có kích thước phù hợp. Đắp mặt thì dùng khăn nhỏ, đắp toàn thân thì dùng khăn to.
Giảm bớt bệnh đau lưng
Khi bị nhức ở thắt lưng, bạn có thể dùng khăn ấm để chườm. Việc này có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng đau nhức. Nhưng nếu bệnh nghiêm trọng thì tốt nhất là bạn nên nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ.
Ngừa nguyên nhân thiếu máu lên tai
Dùng khăn ấm đắp lên hoặc lau chùi quanh vùng tai, có thể cải thiện tuần hoàn máu xung quanh vành tai, ngăn ngừa nguyên nhân thiếu máu lên tai gây nghễnh ngãng hoặc thính lực kém, thiếu máu cục bộ lâu dài sẽ sinh ra điếc.
Chữa đau mỏi cổ
Khi có hiện tượng cổ bị cứng, khó xoay chuyển, đau mỏi, bạn có thể quấn một chiếc khăn ấm quanh cổ, sau đó xoay cổ đủ các hướng một cách chậm rãi và mềm mại. Cũng có thể lấy khăn ấm đặt dưới cổ như một chiếc gối, ngửa đầu ra sau rồi lại cúi đầu về phía trước. Làm cách này sẽ nhận ngay kết quả khả quan sau khi thực hiện.
Một số người bị chứng thoái hóa đốt sống cổ sớm, cứng cổ, khi gặp thời tiết lạnh thì mỏi cổ hoặc không quay được cổ, nên thường xuyên đắp khăn nóng. Sau một thời gian quấn nóng cổ, tuần hoàn máu vùng cổ sẽ được cải thiện, giảm co thắt cơ bắp vùng cổ, giảm đáng kể chứng thoái hóa.
Giảm tình trạng đau bụng
Khi bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng khăn ấm để chườm. Việc chườm ấm có thể giúp giảm đau, hết ứ tắc và lưu thông khí huyết.
Tuy nhiên, những trường hợp đau bụng cấp tính chưa kịp chuẩn đoán thì không nên chườm khăn ấm.
Lưu ý: Khi chườm ấm thì nên chọn khăn sạch, ngâm với nước ấm khoảng 40-50 độ, sau đó vắt khô và chườm lên chỗ đau. Tốt nhất là nên sử dụng khăn xô mềm và sau mỗi 5 phút thì thay khăn nóng một lần. Mỗi lần chườm từ 15 đến 20 phút, mỗi ngày khoản 3-4 lần.
Tác giả bài viết: Thu Thu (TH)