Đây được xem là một nỗ lực xóa bỏ những lời chỉ trích về chính sách mở cửa biên giới với toàn bộ người tị nạn của bà vào năm 2015. Trong bối cảnh 1,2 triệu người di cư đổ về Đức, bà Merkel cam kết sẽ trục xuất phần đông trong số này do không đáp ứng điều kiện.
Thủ tướng Đức đã đồng ý một loạt biện pháp đẩy nhanh quá trình trục xuất khoảng 450.000 người di cư bị từ chối tị nạn. Trong loạt biện pháp này có “chương trình 89 triệu Euro” cung cấp tiền mặt cho người di cư để họ tự nguyện rời khỏi Đức.
Những biện pháp mới vừa được bà Merkel đồng ý sẽ cho phép các quan chức phân tích điện thoại của người tị nạn để xác minh danh tính của họ. Bên cạnh đó, điều luật bắt giữ người di cư cũng sẽ được nới rộng và Berlin sẽ thiết lập một bộ phận hỗ trợ quá trình trục xuất hàng loạt. Một loạt “trung tâm trục xuất liên bang” cũng sẽ được thiết lập gần sân bay để chứa người di cư trước khi họ bị trục xuất.
Thủ tướng Đức đã đồng ý một loạt biện pháp đẩy nhanh quá trình trục xuất khoảng 450.000 người di cư bị từ chối tị nạn. Trong loạt biện pháp này có “chương trình 89 triệu Euro” cung cấp tiền mặt cho người di cư để họ tự nguyện rời khỏi Đức.
Những biện pháp mới vừa được bà Merkel đồng ý sẽ cho phép các quan chức phân tích điện thoại của người tị nạn để xác minh danh tính của họ. Bên cạnh đó, điều luật bắt giữ người di cư cũng sẽ được nới rộng và Berlin sẽ thiết lập một bộ phận hỗ trợ quá trình trục xuất hàng loạt. Một loạt “trung tâm trục xuất liên bang” cũng sẽ được thiết lập gần sân bay để chứa người di cư trước khi họ bị trục xuất.
Bà Merkel thừa nhận kế hoạch trục xuất người di cư sẽ khó thành công nếu chỉ dựa vào tinh thần tự nguyện của họ. “Kế hoạch trục xuất người di cư của chúng tôi chủ yếu dựa vào tinh thần tự nguyện của họ. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng việc tự nguyện trục xuất sẽ không xảy ra nếu người di cư biết rằng họ sẽ không bị bắt buộc trở về quê nhà” – bà Merkel khẳng định.
Thỏa thuận trục xuất người di cư được đồng thuận bởi 16 thống đốc khu vực Đức- những người chịu phần lớn trách nhiệm trong việc dàn xếp trục xuất. Những biện pháp hiện tại khiến giới chức trách gặp khó khăn trong việc trục xuất những người di cư bị từ chối tị nạn.
Phần đông người di cư bị từ chối tị nạn đến từ những khu vực được xem là an toàn, không giống như những khu vực chiến tranh như Syria. Năm ngoái, trong số 170.000 người di cư bị từ chối tị nạn, chỉ 55.000 người tự nguyện rời Đức. Các quan chức tin rằng số người di cư bị từ chối tị nạn tại Đức có thể lên đến 450.000 vào cuối năm 2017 nếu các biện pháp trục xuất mới không được thực hiện.
Thỏa thuận trục xuất người di cư được đồng thuận bởi 16 thống đốc khu vực Đức- những người chịu phần lớn trách nhiệm trong việc dàn xếp trục xuất. Những biện pháp hiện tại khiến giới chức trách gặp khó khăn trong việc trục xuất những người di cư bị từ chối tị nạn.
Phần đông người di cư bị từ chối tị nạn đến từ những khu vực được xem là an toàn, không giống như những khu vực chiến tranh như Syria. Năm ngoái, trong số 170.000 người di cư bị từ chối tị nạn, chỉ 55.000 người tự nguyện rời Đức. Các quan chức tin rằng số người di cư bị từ chối tị nạn tại Đức có thể lên đến 450.000 vào cuối năm 2017 nếu các biện pháp trục xuất mới không được thực hiện.
Tác giả bài viết: Cao Lực (Theo Daily Mail)
Nguồn tin: