Thương cò như thương người thân
Mỗi sáng sớm hay chiều về, những đàn cò trắng hàng ngàn con lại bay rợp trời, tiếng kêu, tiếng vỗ cánh làm huyên náo cả một góc xóm. Người dân nơi đây còn ví “đất lành thì chim đậu”, đã trải qua 3 thế hệ không những đàn cò không bay đi mà còn tìm về khu vườn của anh Vũ Đức Ngân (xóm 10, xã Lý Thành, Yên Thành, Nghệ An) ngày một nhiều.
Từ khi tiếp quản lại vườn cò cho đến nay, vợ chồng anh Ngân đã phải vất vả làm lụng để có tiền xây đập giữ nước, trồng thêm cây cho cò sinh sản. Nhiều lúc túng thiếu anh muốn chặt cây bán để lấy tiền trả nợ nhưng lại không đành. Nhiều người khi tới thăm vườn cò đã có nhã ý mua lại vườn cò của anh để quy hoạch thành một khu du lịch sinh thái với giá 2 tỉ đồng, nhưng anh vẫn kiên quyết không bán.
Mỗi sáng sớm hay chiều về, những đàn cò trắng hàng ngàn con lại bay rợp trời, tiếng kêu, tiếng vỗ cánh làm huyên náo cả một góc xóm. Người dân nơi đây còn ví “đất lành thì chim đậu”, đã trải qua 3 thế hệ không những đàn cò không bay đi mà còn tìm về khu vườn của anh Vũ Đức Ngân (xóm 10, xã Lý Thành, Yên Thành, Nghệ An) ngày một nhiều.
Từ khi tiếp quản lại vườn cò cho đến nay, vợ chồng anh Ngân đã phải vất vả làm lụng để có tiền xây đập giữ nước, trồng thêm cây cho cò sinh sản. Nhiều lúc túng thiếu anh muốn chặt cây bán để lấy tiền trả nợ nhưng lại không đành. Nhiều người khi tới thăm vườn cò đã có nhã ý mua lại vườn cò của anh để quy hoạch thành một khu du lịch sinh thái với giá 2 tỉ đồng, nhưng anh vẫn kiên quyết không bán.
Đàn cò hàng vạn con bay rợp trời trên nhà anh Ngân
“Tiền bạc thì gia đình tôi rất cần. Nhưng đây là vườn cò cha ông để lại, nhưng chỉ sợ là họ vào khai thác không hợp lý để đàn cò bay mất thì tội lắm”, anh Ngân nói và cho biết để có được vườn cò đông đúc như ngày hôm nay, gia đình anh Ngân đã bỏ bao công sức giữ gìn và bảo vệ.
Anh Ngân thẳng thắn từ chối khi có người ngỏ ý mua lại vườn cò với giá 2 tỷ đồng để làm khu du lịch sinh thái
Khi cò bay đi ăn, vợ chồng anh Ngân rảo khắp vườn xem có con nào chết, con nào bị thương xệ cánh, gãy chân, con non nào rớt ổ còn nằm lại thì đem vào nhà dưỡng thương, đi mua tép, bắt cá về đút cho chúng ăn. Có nhiều con bị thương nặng, anh phải chăm cả tháng trời rồi mới thả cho bay theo đàn. Từ khi tiếp nhận vườn cò của cha ông để lại, anh Ngân đã cứu sống cho hàng ngàn con như như vậy.
Mỗi sáng sớm hay chiều về, từng đàn cò lại chao lượn làm huyên náo cả một vùng
“Tội nhất là mấy lần mưa bão, đàn cò bị mưa ướt hết, gió lớn thổi rơi ào ào xuống dưới sân, vườn. Nhìn cảnh cò mẹ che chở cho cò con trong mưa bão như vậy 2 vợ chồng lại chạy ra nhặt từng con đưa vào hết trong nhà cho chúng khô ráo, đợi hết bão lại thả cho chúng đi kiếm ăn”, chị Ánh, vợ anh Ngân nhớ lại.
Theo anh Ngân, mùa sinh sản của đàn cò vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Việc chăm sóc, bảo vệ đàn cò với mong muốn bảo tồn sinh thái và tăng thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, chứ gia đình anh cũng không có thu nhập gì từ vườn cò. Hiện trong khu vườn rộng hơn 2 ha của anh chủ yếu là loài cò trắng, ngoài ra còn có một số loài như cò đen vào mua sinh sản, sáo…
Trắng đêm nghĩ cách bảo vệ đàn cò
Trước thực trạng săn bắn, tận diệt chim trời đang diễn ra như hiện nay, vợ chồng anh Ngân lo lắng rồi một ngày nào đó, cò sợ tiếng súng mà bỏ gia đình anh chị bay đi vùng đất khác.
Anh Ngân cho biết: “Mỗi lần nge tiếng súng xa, vợ chồng tôi lại bỏ hết công việc để trông coi vườn cò. Thấy có người đứng bên khe chĩa súng để bắn, tôi lại phải sang năn nỉ họ đừng bắn vì cò sợ. Nhiều người thì họ hiểu cho, còn một số khác, tôi đành phải nhắm mắt bắt cò trao đổi”.
Để có thêm nơi cho cò, vạc trú ngụ, anh Ngân trồng thêm nhiều cây cối trong vườn
Nhiều lần cũng vì bảo vệ cho đàn cò mà vợ chồng anh phải làm mất lòng cả những người hàng xóm thân cận, bạn bè. Theo chị Ánh thì vì đàn cò mỗi ngày một đông, mỗi lúc có người lạ vào vườn hay có tiếng súng chúng lại bay lên kêu rạo cả khu vườn khiến nhiều người sống bên cạnh vườn cò liên tục phản ánh làm mất giấc ngủ của họ, nhất là vào ban đêm.
Nhiều người dân thích thú, chiêm ngắm đàn cò chao lượn mỗi sáng sớm và chiều tối mỗi ngày
Nhưng sợ nhất vẫn là vào mùa săn bắn chim trời, nhiều người dùng đủ các loại bẫy để bẫy cò ở giữa đồng để bắt. Vì họ săn bắt cò ở ngoài đồng nên cả 2 anh chị cũng chỉ còn cách nói chuyện, trao đổi với họ chứ không thể làm gì khác vì đó không phải trên đất của mình.
Không kể ngày hay đêm, vợ chồng anh Ngân phải thay nhau ở nhà làm việc vặt để trông coi vườn. Nhiều đêm cả hai vợ chồng không thể ngủ nổi một giờ vì nghĩ cho đàn cò. Mỗi đêm nghe đàn cò kêu loạn ngoài vườn là cả hai vợ chồng lại chạy cuống lên đi kiểm tra xem có ai săn bắt cò để cảnh báo vớ họ. Thậm chí, có lúc quá yên tĩnh anh cũng phải tỉnh dậy ra vườn kiểm tra xem cò còn ngủ trong vườn hay không hay là có người phá hoại khiến cò đã bay đi hết rồi.
Anh Ngân tỏ ra lo ngại trước nạn săn bắn chim trời diễn ra hàng ngày
“Mỗi lần vào dịp tết là đàn cò lại khổ lắm chú ạ! Nhất là vào đêm giao thừa, tiếng pháo nổ liên hoàn như thế đàn cò lại huyên náo bay loạn xạ cả đêm. Chúng sợ nhất là tiếng súng, tiếng nổ nên mỗi lúc gần tết chúng tôi lại phải cắm các biển báo mong mọi người thông cảm không nổ pháo gần vườn cò”, anh Ngân chia sẻ.
Anh Ngân cho biết là đã nhiều lần có ý kiến với các cấp chính quyền hỗ trợ tuyên truyền với người dân để tránh tình trạng săn bắn, phá hoại khiến đàn cò sợ hãi mà bay mất nhưng vẫn chưa có kết quả gì.
Tác giả bài viết: Khánh Trung
Nguồn tin: