Lợi ích khi ăn tỏi sống ngay khi vừa thức giấc
Theo Improveyourhealthrightnow, ăn tỏi khi dạ dày của bạn đang đói ngấu sẽ giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tỏi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C, B6, kali và canxi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khẳng định, tỏi có đặc tính chống ung thư. Nguyên nhân là tỏi rất giàu chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các gốc tự do. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe mà tỏi mang lại:
- Giảm stress oxy hóa.
- Chống lại các gốc tự do.
- Giảm huyết áp.
- Giảm nồng độ cholesterol.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Ổn định lượng đường trong máu.
- Cải thiện chứng bất lực.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.
- Giúp cơ thể hấp thu khoáng chất tốt hơn.
- Dọn dẹp và làm giảm chất béo tích tụ trong gan.
- Ngăn chặn viêm xương khớp.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Hỗ trợ sức khỏe các dây thần kinh.
- Giảm triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Đây chỉ là một vài trong vô vàn lợi ích sức khỏe mà tỏi mang lại. Nhưng vì sao nên ăn tỏi vào buổi sáng khi chưa kịp ăn gì? Theo Improveyourhealthrightnow, đây là khoảng thời gian vi khuẩn trong cơ thể bị bỏ đói tương đối lâu, không thể tự bảo vệ mình. Tỏi lúc này hoạt động giống như một chất diệt khuẩn, sẽ đánh bay vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, ăn tỏi sống lại là việc bất khả kháng đối với rất nhiều người. Nếu bạn không thể tự tin nhai tỏi sống, bạn hoàn toàn có thể làm tỏi nướng theo cách dưới đây:
- Làm nóng lò nướng đến 400 độ C, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài nhánh tỏi, lấy một miếng nhôm bằng phẳng, đặt miếng giấy làm bằng da dê lên trên miếng nhôm, xếp các nhánh tỏi đã bóc vỏ lên.
- Bỏ vào lò nướng trong vòng 1 giờ. Sau đó đem ra sử dụng ngay hoặc cất dần vào tủ lạnh để dùng dần.
Ngoài việc có mùi hơi khó chịu, tỏi là một loại rau cực tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu không thể ăn tỏi sống, bạn hãy sử dụng tỏi nướng hoặc uống viên tỏi bổ sung.
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng tỏi để giải độc cơ thể nhờ khả năng tiêu diệt ký sinh trùng, làm sạch cơ thể của loại củ này. Mặc dù có mùi vị khó ăn với một số người nhưng không ai có thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe mà tỏi mang lại. Đặc biệt, ăn tỏi đều đặn mỗi ngày cực tốt cho người trẻ tuổi vì giúp tăng cường miễn dịch, sức đề kháng.
Theo Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu. "Nên dùng 5 – 15 g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh", ông Trung nói.
Đồng quan điểm này, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết thêm: "Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ… Tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể - kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư…".
Ăn tỏi lúc bụng rỗng khi vừa ngủ dậy đặc biệt tốt. Vì đây là thời điểm vi khuẩn trong cơ thể không có chất dinh dưỡng dung nạp. Nhai tỏi sống sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng, thậm chí tiêu diệt lượng vi khuẩn trong cơ thể. Hơn nữa, việc ăn tỏi khi đói cũng sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Nếu ăn khi no, tỏi sẽ được nhào trộn với những thực phẩm khác, rất có thể không được hấp thu những giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại.
Ngoài việc dùng tỏi tươi, bạn có thể dùng tỏi đen. Đây đang được coi là dược liệu thời thượng. Qua một công đoạn chế biến, tỏi đen giúp ta phòng chống nhiều bệnh như gút, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là vị thuốc cực quý trong Đông y.
Dù tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cùng khuyến cáo có một số trường hợp không nên dùng tỏi. Trẻ em bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, bệnh nhân có vấn đề dạ dày, người có phản ứng phụ khi ăn tỏi… cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.
Theo Improveyourhealthrightnow, ăn tỏi khi dạ dày của bạn đang đói ngấu sẽ giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tỏi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C, B6, kali và canxi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khẳng định, tỏi có đặc tính chống ung thư. Nguyên nhân là tỏi rất giàu chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các gốc tự do. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe mà tỏi mang lại:
- Giảm stress oxy hóa.
- Chống lại các gốc tự do.
- Giảm huyết áp.
- Giảm nồng độ cholesterol.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Ổn định lượng đường trong máu.
- Cải thiện chứng bất lực.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.
- Giúp cơ thể hấp thu khoáng chất tốt hơn.
- Dọn dẹp và làm giảm chất béo tích tụ trong gan.
- Ngăn chặn viêm xương khớp.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Hỗ trợ sức khỏe các dây thần kinh.
- Giảm triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Đây chỉ là một vài trong vô vàn lợi ích sức khỏe mà tỏi mang lại. Nhưng vì sao nên ăn tỏi vào buổi sáng khi chưa kịp ăn gì? Theo Improveyourhealthrightnow, đây là khoảng thời gian vi khuẩn trong cơ thể bị bỏ đói tương đối lâu, không thể tự bảo vệ mình. Tỏi lúc này hoạt động giống như một chất diệt khuẩn, sẽ đánh bay vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, ăn tỏi sống lại là việc bất khả kháng đối với rất nhiều người. Nếu bạn không thể tự tin nhai tỏi sống, bạn hoàn toàn có thể làm tỏi nướng theo cách dưới đây:
- Làm nóng lò nướng đến 400 độ C, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài nhánh tỏi, lấy một miếng nhôm bằng phẳng, đặt miếng giấy làm bằng da dê lên trên miếng nhôm, xếp các nhánh tỏi đã bóc vỏ lên.
- Bỏ vào lò nướng trong vòng 1 giờ. Sau đó đem ra sử dụng ngay hoặc cất dần vào tủ lạnh để dùng dần.
Ngoài việc có mùi hơi khó chịu, tỏi là một loại rau cực tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu không thể ăn tỏi sống, bạn hãy sử dụng tỏi nướng hoặc uống viên tỏi bổ sung.
Tỏi – Gia vị quý trong nhà, vị thuốc quý trong Đông y
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng tỏi để giải độc cơ thể nhờ khả năng tiêu diệt ký sinh trùng, làm sạch cơ thể của loại củ này. Mặc dù có mùi vị khó ăn với một số người nhưng không ai có thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe mà tỏi mang lại. Đặc biệt, ăn tỏi đều đặn mỗi ngày cực tốt cho người trẻ tuổi vì giúp tăng cường miễn dịch, sức đề kháng.
Theo Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu. "Nên dùng 5 – 15 g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh", ông Trung nói.
Đồng quan điểm này, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết thêm: "Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ… Tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể - kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư…".
Ăn tỏi lúc bụng rỗng khi vừa ngủ dậy đặc biệt tốt. Vì đây là thời điểm vi khuẩn trong cơ thể không có chất dinh dưỡng dung nạp. Nhai tỏi sống sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng, thậm chí tiêu diệt lượng vi khuẩn trong cơ thể. Hơn nữa, việc ăn tỏi khi đói cũng sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Nếu ăn khi no, tỏi sẽ được nhào trộn với những thực phẩm khác, rất có thể không được hấp thu những giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại.
Ngoài việc dùng tỏi tươi, bạn có thể dùng tỏi đen. Đây đang được coi là dược liệu thời thượng. Qua một công đoạn chế biến, tỏi đen giúp ta phòng chống nhiều bệnh như gút, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là vị thuốc cực quý trong Đông y.
Dù tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cùng khuyến cáo có một số trường hợp không nên dùng tỏi. Trẻ em bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, bệnh nhân có vấn đề dạ dày, người có phản ứng phụ khi ăn tỏi… cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.
Tác giả bài viết: Tiểu Nguyễn
Nguồn tin: