Các chuyên gia bấm huyệt đều cho rằng mỗi điểm khác nhau trên vành tai đều có liên quan tới một bộ phận trong cơ thể con người.
"Tai chứa một bản đồ phản xạ hoàn chỉnh của cơ thể, dây thần kinh và những kết nối đến hệ thần kinh trung ương", Helen Chin Lui, một người nghiên cứu chuyên thâm niên về bấm huyệt cũng khẳng định.
Do đó, khi một bộ phận bị đau, bạn có thể giảm đau bằng cách sử dụng tay để bấm huyệt hoặc kẹp quần áo ở một vị trí trên tai, nơi tương ứng với bộ phận đó.
Philippe Mathon, một chuyên gia và bác sĩ bấm huyệt cho biết: "Đây chắc chắn là một việc tốt mà mọi người đều có thể thực hiện tại nhà".
Các chuyên gia cũng khuyến cáo chỉ nên sử dụng các kẹp phơi quần áo bằng gỗ, thời gian kẹp kéo dài vài giây ở mỗi vị trí và dừng lại ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau.
Lưu ý chỉ kẹp ở vành tai, không day đi day lại để tránh tổn thương các mô khác trên tai.
Vị trí số 1: Giảm đau lưng và vai
"Tai chứa một bản đồ phản xạ hoàn chỉnh của cơ thể, dây thần kinh và những kết nối đến hệ thần kinh trung ương", Helen Chin Lui, một người nghiên cứu chuyên thâm niên về bấm huyệt cũng khẳng định.
Do đó, khi một bộ phận bị đau, bạn có thể giảm đau bằng cách sử dụng tay để bấm huyệt hoặc kẹp quần áo ở một vị trí trên tai, nơi tương ứng với bộ phận đó.
Philippe Mathon, một chuyên gia và bác sĩ bấm huyệt cho biết: "Đây chắc chắn là một việc tốt mà mọi người đều có thể thực hiện tại nhà".
Các chuyên gia cũng khuyến cáo chỉ nên sử dụng các kẹp phơi quần áo bằng gỗ, thời gian kẹp kéo dài vài giây ở mỗi vị trí và dừng lại ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau.
Lưu ý chỉ kẹp ở vành tai, không day đi day lại để tránh tổn thương các mô khác trên tai.
Vị trí số 1: Giảm đau lưng và vai
Phần cao nhất ở trên vành tai được coi là có mối quan hệ trực tiếp tới các cơn đau ở vùng lưng và vai. Vì thế, kẹp ở đây vài phút sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng đáng kể.
Và đừng quên mỗi khi bị đau lưng hoặc nhức mỏi vai, nhất là khi ngồi trước máy tính quá lâu, bạn có thể áp dụng phương pháp này vài lần trong ngày.
Vị trí số 2: Hỗ trợ các cơ quan nội tạng
Dịch xuống một chút là vị trí có liên quan đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu như bạn thấy đau dữ dội ở ổ bụng, gan, thận..., tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Còn với những cơn đau nhỏ, bạn có thể dùng tay day nhẹ hoặc sử dụng kẹp áo ở vị trí này. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy ít đau hơn và dễ chịu hơn.
Vị trí số 3: Giảm đau nhức khớp
Mỗi khi bị cơn đau khớp hành hạ, bạn hãy dùng tay day hoặc kẹp quần áo kẹp ở vị trí chính giữa vành tai. Đây được xem là nơi "giải tỏa" cơn đau liên quan đến khớp nhất thời.
Còn nếu đó là cơn đau của căn bệnh mãn tính, bạn nên đi khám bác sĩ. thì tốt hơn cả là bạn nên đi khám.
Vị trí số 4: Giảm đau xoang và họng
Chếch xuống dưới vị trí giữa vành tai là khu vực có liên quan tới các xoang và họng. Cơn đau xoang, cảm lạnh hoặc cơn đau họng sẽ bị dập tắt nếu bạn kẹp giấy tại vị trí số 4.
Vị trí số 5: Cải thiện hệ tiêu hóa
Ngay trên thùy tai là vị trí liên quan đến các bệnh tiêu hóa. Dùng tay hay kẹp quần áo tác động lực nhỏ lên vị trí này sẽ giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa và dạ dày, giảm cảm giác khó chịu.
Vị trí số 6: Giảm đau đầu và tim
Thùy tai là nơi kết nối với hai trong số những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể: Đầu và tim. Nhấn lực nhẹ lên vị trí này sẽ giúp thúc đẩy trái tim khỏe mạnh và giảm những căng thẳng.
Nếu ai hay bị đau đầu, nhất là lúc trái nắng trở trời, hãy thử áp dụng phương pháp bấm huyệt đơn giản này.
Khuyến cáo:
Tuy nhiên, chuyên gia bấm huyệt Philippe khẳng định phương pháp này chưa thực sự khoa học. Thực tế, hiện nay có khá nhiều sơ đồ khác nhau và những cách giải thích khác nhau về sự liên kết giữa tai và các bộ phận khác của cơ thể.
"Tôi thực sự không nghĩ rằng những chiếc kẹp là thích hợp, nguyên nhân chủ yếu là bởi vì nó sẽ gây đau đớn. Ngoài ra, có nhiều vị trí trên tai mà chiếc kẹp không thể tiếp cận được", chuyên gia bấm huyệt Philippe nhận định.
Vì vậy, các chuyện gia khuyên rằng, thay vì chịu đau để dử dụng những chiếc kẹp, bạn có thể nhẹ nhàng xoa bóp đồng thời kéo dái tai của mình xuống một chút, hoặc sử dụng ngón tay cái và ngón trở để xoa bóp vành tai từ trên xuống dưới.
* Theo Little Thing và Daily Mail
Tác giả bài viết: Hoàng Hương