1. Không ăn cá sống
Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng. Vì vậy, ăn cá sống không được xử lý sạch sẽ dễ bị nhiễm các ký sinh trùng.
Có rất nhiều người thích ăn cá sống trong đó có gỏi cá và sushi, mà họ không biết rằng điều này sẽ gây hại cho gan nhiều đến thế nào.
Ăn cá sống là cách dễ dàng nhất đưa ký sinh trùng sán lá gan vào cơ thể, gây ra bệnh sán lá gan và thậm chí là gây ra ung thư.
Theo Zing new, tại một ngôi làng tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), có nhiều người mắc bệnh sán lá gan, mà nguyên nhân chính được cho là người dân ở đây có thói quen rất hay ăn các món cá sống.
Vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau gan, gan phồng to, chóng mặt sau khi ăn cá, bạn cần phải đi khám sớm.
Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng. Vì vậy, ăn cá sống không được xử lý sạch sẽ dễ bị nhiễm các ký sinh trùng.
Có rất nhiều người thích ăn cá sống trong đó có gỏi cá và sushi, mà họ không biết rằng điều này sẽ gây hại cho gan nhiều đến thế nào.
Ăn cá sống là cách dễ dàng nhất đưa ký sinh trùng sán lá gan vào cơ thể, gây ra bệnh sán lá gan và thậm chí là gây ra ung thư.
Theo Zing new, tại một ngôi làng tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), có nhiều người mắc bệnh sán lá gan, mà nguyên nhân chính được cho là người dân ở đây có thói quen rất hay ăn các món cá sống.
Vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau gan, gan phồng to, chóng mặt sau khi ăn cá, bạn cần phải đi khám sớm.
Ảnh minh họa.
2. Không ăn cá khi đói
Hiện nay có một xu hướng rất phổ biến là nhiều người ăn cá để tăng cân vì cá là một thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng khi ăn cá trong tình trạng đói bụng (ăn cá thay cơm) sẽ dẫn đến khả năng dẫn đến bệnh gút (gout).
Đa số thực phẩm từ cá rất giàu purine, nếu khi bụng rỗng mà ăn nhiều cá chứa purine sẽ không đủ để phá vỡ carbohydrates trong thức ăn, làm mất cân bằng lượng axit trong cơ thể.
Nếu đây là thói quen ăn thường xuyên, sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn, làm tăng tình trạng gút ngày càng trầm trọng hơn.
3. Không ăn cá khi bị ho
Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng.
Bởi vì, trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
4. Không ăn mật cá
Trong Đông y, mật cá là một vị thuốc. Các chuyên gia Đông y dùng mật cá để trị các chứng bệnh như đau đầu, viêm họng, viêm tắc mạch.
Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là "giã" được tật thì không ít người vẫn cứ cố "nuốt" để phòng bệnh theo phong trào.
Nhưng nghiên cứu cho thấy, mật cá khi ăn vào cơ thể sẽ có phản ứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, mật cá có chứa một chất gọi là carp alcohol sulfate sodium hòa tan trong nước, là độc tố vô cùng độc hại.
Khi ăn mật cá, nếu cơ thể phản ứng mạnh với chất gây ngộ độc, hiện tượng nhiễm độc sẽ xảy ra nhanh chóng, diễn biến bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong cao.
Khi ngộ độc nhẹ do ăn mật cá sẽ có biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng nặng hơn như gan to, vàng da, đau tức vùng gan, rất ít hoặc không có nước tiểu, đau thận.
Ảnh minh họa.
5. Không phải người nào cũng ăn được cá
Cá là một thực phẩm vô cùng tốt với sức khỏe nhưng không phải người nào cũng ăn được cá.
Cụ thể, người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậm chí là xuất huyết não.
Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết nên ăn ít hoặc không nên ăn cá. Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.
Bệnh nhân xơ gan cũng không nên ăn quá nhiều cá. Vì nếu ăn quá nhiều các loại cá biển như cá trích, cá ngừ, cá mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
Tác giả bài viết: Lê Thịnh (tổng hợp)