LTS:Cuối tháng 8 vừa qua, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, nhấn mạnh tinh thần “lời nói đi đôi với việc làm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận xem bộ máy có thực sự chuyển động, có hướng về người dân và doanh nghiệp, có tạo nên sự phát triển hay không?
Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Minh Phong, điểm lại những lĩnh vực quan trọng còn chậm, cần rút ngắn khoảng cách lời nói đến việc làm một cách quyết liệt.
Chẳng hạn, việc các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) công bố thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời là hết sức quan trọng, nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với DNNN.
Ấy vậy mà tính đến ngày 18/9, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Chính phủ cho biết, nhưng đến nay mới có 44 trong tổng số 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) công bố thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh (trong khi thời hạn là tháng 5/2016). Đặc biệt, cả 31 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đều không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.
Theo quy định, trong trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn, tạm hoãn vì những lý do bất khả kháng, DNNN phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, công bố trên phương tiện công bố thông tin của DNNN và phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phải rà soát, đánh giá, chấp nhận việc tạm hoãn công bố thông tin trong thời hạn năm ngày làm việc và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát chung…
Quy định đầy đủ và chặt chẽ, nhưng kết quả thực thi lại chỉ có 10% số DNNN thực hiện đúng. Chậm hoặc không công bố thông tin theo quy định không chỉ là biểu hiện của việc nhờn luật, coi thường kỷ cương, mà còn cho thấy sự hạn chế, yếu kém trong tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh của DNNN. Nó có thể làm cản trở, mất cơ hội và khả năng sớm nhận diện, ngăn chặn các sai phạm, lệch lạc trong hoạt động kinh doanh, kéo theo những tổn thất to lớn cho xã hội, làm giảm năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các DNNN.
Ở cấp độ doanh nghiệp, theo hợp đồng đã ký kết giữa TP. HCM với Liên danh Nhà thầu Sumitomo - Cienco 6, đơn vị thi công dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên), lỗi chậm bàn giao mặt bằng một ngày phạt 2,5 tỷ đồng. Khi bị phạt, như lãnh đạo thành phố thừa nhận, việc này chẳng những gây thiệt hại cho ngân sách, mà còn làm mất uy tín của thành phố, giảm lòng tin của đối tác, nhà tài trợ.
Những điều khoản phạt cho tổn phí phát sinh như lãi suất ngân hàng, khấu hao và hoạt động khác do chậm thực hiện theo hợp đồng như vậy sẽ ngày càng phổ biến và là bắt buộc trong kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Hệ lụy không chỉ tính bằng tiền
Những hệ lụy của “căn bệnh chậm” nhiều khi không thể tính bằng tiền. Chậm cấp cứu bệnh nhân khiến bệnh tình nặng thêm, thậm chí tử vong. Chậm điều chỉnh luật cũ và ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật mới ban hành khiến luật chậm đi vào cuộc sống, kéo dài sự trì trệ và bức xúc cả trong kinh tế và xã hội. Chậm giải quyết thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao chất lượng công chức làm tăng tình trạng trì trệ, dồn tắc, phát sinh chi phí đắt đỏ cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Minh Phong, điểm lại những lĩnh vực quan trọng còn chậm, cần rút ngắn khoảng cách lời nói đến việc làm một cách quyết liệt.
Chẳng hạn, việc các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) công bố thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời là hết sức quan trọng, nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với DNNN.
Ấy vậy mà tính đến ngày 18/9, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Chính phủ cho biết, nhưng đến nay mới có 44 trong tổng số 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) công bố thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh (trong khi thời hạn là tháng 5/2016). Đặc biệt, cả 31 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đều không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.
Theo quy định, trong trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn, tạm hoãn vì những lý do bất khả kháng, DNNN phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, công bố trên phương tiện công bố thông tin của DNNN và phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phải rà soát, đánh giá, chấp nhận việc tạm hoãn công bố thông tin trong thời hạn năm ngày làm việc và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát chung…
Quy định đầy đủ và chặt chẽ, nhưng kết quả thực thi lại chỉ có 10% số DNNN thực hiện đúng. Chậm hoặc không công bố thông tin theo quy định không chỉ là biểu hiện của việc nhờn luật, coi thường kỷ cương, mà còn cho thấy sự hạn chế, yếu kém trong tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh của DNNN. Nó có thể làm cản trở, mất cơ hội và khả năng sớm nhận diện, ngăn chặn các sai phạm, lệch lạc trong hoạt động kinh doanh, kéo theo những tổn thất to lớn cho xã hội, làm giảm năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các DNNN.
Ở cấp độ doanh nghiệp, theo hợp đồng đã ký kết giữa TP. HCM với Liên danh Nhà thầu Sumitomo - Cienco 6, đơn vị thi công dự án tuyến tàu điện ngầm số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên), lỗi chậm bàn giao mặt bằng một ngày phạt 2,5 tỷ đồng. Khi bị phạt, như lãnh đạo thành phố thừa nhận, việc này chẳng những gây thiệt hại cho ngân sách, mà còn làm mất uy tín của thành phố, giảm lòng tin của đối tác, nhà tài trợ.
Những điều khoản phạt cho tổn phí phát sinh như lãi suất ngân hàng, khấu hao và hoạt động khác do chậm thực hiện theo hợp đồng như vậy sẽ ngày càng phổ biến và là bắt buộc trong kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Hệ lụy không chỉ tính bằng tiền
Những hệ lụy của “căn bệnh chậm” nhiều khi không thể tính bằng tiền. Chậm cấp cứu bệnh nhân khiến bệnh tình nặng thêm, thậm chí tử vong. Chậm điều chỉnh luật cũ và ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật mới ban hành khiến luật chậm đi vào cuộc sống, kéo dài sự trì trệ và bức xúc cả trong kinh tế và xã hội. Chậm giải quyết thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao chất lượng công chức làm tăng tình trạng trì trệ, dồn tắc, phát sinh chi phí đắt đỏ cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Chậm thay thế một cán bộ đầu đàn kém phẩm chất thậm chí có thể làm tê liệt và vô hiệu hóa cả một ê kíp, bộ máy lãnh đạo... Ảnh minh họa
Chậm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo khiến làm tăng nghịch lý "người chờ việc và việc chờ người", thất nghiệp gia tăng và áp lực an sinh xã hội thêm nặng nề. Chậm cải thiện mẫu mã, chất lượng hàng hóa khiến hàng tồn kho lớn, thậm chí mất bạn hàng, thị trường.
Chậm nộp thuế, báo cáo tài chính và giải trình khiến tăng mất cân đối ngân sách nhà nước, bất bình đẳng kinh doanh và quản lý thiếu minh bạch. Chậm tiếp cận và xử lý linh hoạt thông tin thị trường khiến doanh nghiệp thua lỗ. Chậm tái cơ cấu, đổi mới phương thức phát triển và năng lực quản trị rủi ro khiến nợ xấu ngày càng nặng nề và mất dần sức cạnh tranh ngay trên sân nhà…
Đặc biệt, chậm thay thế một cán bộ đầu đàn không đủ đức, đủ tài, lại hư hỏng thì thậm chí có thể làm tê liệt và vô hiệu hóa cả một ê kíp, bộ máy lãnh đạo, làm mất năng lực, hiệu lực, hiệu quả thể chế và làm tổn hại các lợi ích quốc gia, dân tộc v.v và v.v...
Chậm có nhiều căn nguyên, khách quan và chủ quan, nhưng thực tế cho thấy thường nghiêng về yếu tố con người. Nhiều trường hợp chậm do hạn chế về thông tin, nhiệm vụ không rõ, không hài hòa lợi ích và sự bất cập, lấn cấn bởi vướng mắc trong cơ chế phân cấp, phối hợp thực hiện. Phần lớn chậm là do sự tắc trách, thiếu trách nhiệm và lười biếng, hoặc bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và nếp tư duy nhiệm kỳ, cùng nhiều lý do khác...
Dù dưới bất kỳ hình thức và với bất kỳ lý do gì, thì chậm cũng là biểu hiện và hệ quả chung của năng lực yếu, bất cập về nhận thức, thiếu kiên quyết và khoa học trong tổ chức thực hiện, cũng như còn nhẹ về kiểm tra, giám sát, chế tài phạt, quy trách nhiệm cá nhân, tập thể.
Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật và hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự phân công và hợp tác theo chuỗi cung ứng giá trị cả trong nước và quốc tế ngày càng nghiêm ngặt, "bệnh chậm" và thói quen “nhờn luật” cần được nhận diện và nhận thức đầy đủ và sớm có giải pháp khắc phục.
Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Minh Phong